Hàng hóa bị hư hỏng trên đường vận chuyển trách nhiệm thuộc về ai?

Hàng hóa bị hư hỏng trên đường vận chuyển trách nhiệm thuộc về ai là vấn đề mà rất nhiều khách hàng quan tâm trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Nhiều người quan tâm về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa trách nhiệm của bên vận chuyển hàng hóa, trình tự, thủ tục khởi kiện đối với trường hợp hàng hóa bị hư hỏng trên đường vận chuyển. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin trên.

Vận chuyển hàng hóa

Vận chuyển hàng hóa

>>Xem thêm: Tư vấn xử lý tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Nghĩa vụ của bên vận chuyển hàng hóa

Nghĩa vụ của bên vận chuyển hàng hóa được quy định tại Điều 531 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

  • Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn
  • Giao tài sản cho người có quyền nhận
  • Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
  • Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
  • Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản.

>> Xem thêm:  Điều kiện bảo hiểm và chuyên chở trong hợp đồng thương mại quốc tế

Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo quy định trong Luật Thương mại 2005 sau khi các bên ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì rủi ro sẽ được chuyển sang cho bên mua trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Nếu bên mua ký hợp đồng vận chuyển để vận chuyển hàng hóa thì bên vận chuyển có nghĩa vụ bảo đảm tài sản cho bên thuê vận chuyển theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

Trường hợp bên vận chuyển làm hàng hóa bị thiệt hại hư hỏng thì sẽ có trách nhiệm phải bồi thường cho bên thuê vận chuyển theo quy định tại Điều 541 Bộ luật Dân sự 2015.

Chuyển rủi ro trong mua bán hàng hóaChuyển rủi ro trong mua bán hàng hóa

>> Xem thêm: Điều khoản chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Trách nhiệm của bên vận chuyển khi hàng hóa bị hư hỏng

Mức bồi thường

Khi xảy ra hư hỏng hàng hóa trên đường vận chuyển, bên vận chuyển có nghĩa vụ bồi thường cho bên thuê một khoản, được quy định cụ thể tại Điều 302 Luật Thương mại 2005:

  • Khoản thiệt hại thực tế, trực tiếp đối với khối lượng hàng hóa bị hư hỏng trên đường vận chuyển
  • Khoản lợi mà bên thuê vận chuyển đáng lẽ được hưởng đối với số hàng hóa đó nếu không có hành vi làm hư hỏng hàng hóa của bên vận chuyển.

Ngoài ra, nếu trong hợp đồng có quy định về phạt vi phạm do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên vận chuyển còn phải chịu một khoản phạt vi phạm theo quy định.

Các trường hợp miễn trách nhiệm

Có một số trường hợp khi hàng hóa bị hư hỏng trên đường vận chuyển có thể được miễn trách nhiệm, được quy định cụ thể tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 như sau:

  • Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng
  • Xảy ra sự kiện bất khả kháng
  • Hành vi làm hư hỏng hàng hóa là do lỗi của bên thuê vận chuyển
  • Hành vi do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước mà các bên không thể biết trước được khi ký hợp đồng.

Thủ tục khởi kiện khi hàng hóa bị hư hỏng trên đường vận chuyển

Thẩm quyền giải quyết

Khi hàng hóa bị hư hỏng trên đường vận chuyển, bên thuê vận chuyển để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình có thể thực hiện việc khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuộc về Tòa án nhân dân theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Trình tự khởi kiện

Khởi kiện dân sựKhởi kiện dân sự

Khi khởi kiện bên vận chuyển hàng hóa do hàng hóa bị hư hỏng trên đường vận chuyển và không được bồi thường phù hợp với mức thiệt hại, bên thuê vận chuyển có thể soạn đơn khởi kiện. Sau đó, thực hiện việc gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo đường bưu điện, gửi trực tiếp hoặc gửi tại cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân.

Tòa án sau khi nhận đơn khởi kiện sẽ phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện, có thể yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết. Nếu được thụ lý, Tòa án sẽ ra quyết định thụ lý đến các bên có thẩm quyền. bước tiếp theo là hòa giải giữa các bên nếu hòa giải không thành sẽ có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

>> Xem thêm: Tư vấn dịch vụ quá cảnh hàng hóa

Trên đây là những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hàng hóa bị hư hỏng trên đường vận chuyển. Trường hợp nào bên vận chuyển sẽ được miễn trách nhiệm khi hàng hóa bị hư hỏng trên đường vận chuyển. Nếu hàng hóa bị hư hỏng mà bên vận chuyển không bồi thường theo quy định thì nên làm như thế nào. Bạn đọc nếu có thắc mắc hãy liên hệ với LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Scores: 5 (51 votes)

: Luật sư Trần Tiến Lực

Luật sư Trần Tiến Lực- thành viên đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là luật sư cộng sự tại công ty Luật Long Phan PMT. Nhiều năm kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp giao dịch nhà ở, đất đai, di chúc; đại diện khách hàng tham gia tố tụng; thực hiện các thủ tục về đầu tư, doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ. Chuyên môn cao, tư vấn hiệu quả pháp lý doanh nghiệp; soạn thảo, đàm phán hợp đồng; xây dựng, ban hành, kiểm soát các văn bản pháp lý của doanh nghiệp; pháp lý dự án; pháp luật lao động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87