Đồng phạm trong vụ án giết người bị xử lý như thế nào?

Đồng phạm trong vụ án giết người thuộc đối tượng tội phạm được pháp luật hình sự điều chỉnh. Việc xác định tư cách đồng phạm, trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm nhằm giúp xác định được đúng tội danh và làm sáng tỏ tư cách đồng phạm trong vụ án giết người. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về đồng phạm trong vụ án giết người.

dong pham trong vu an giet nguoi
Đồng phạm có từ hai người trở lên và khi thực hiện hành vi phạm tội đều có tổ chức

Đồng phạm là gì? Đồng phạm trong vụ án giết người là như thế nào?

Đồng phạm là gì?

Theo quy định (Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017), đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Đồng phạm không phải là tình tiết tăng nặng, cũng không phải là tình tiết định khung, nhưng trong một số trường hợp, đồng phạm có ý nghĩa rất lớn đến việc xác định có dấu hiệu tội phạm.

Đồng phạm trong vụ án giết người được hiểu như thế nào?

Giết người là hành vi trái pháp luật, cố ý tước đi mạng sống của người khác.

  • Đồng phạm trong vụ án giết người là những người trực tiếp hoặc không trực tiếp bằng hành động hoặc không hành động cùng cố ý thực hiện hành vi phạm tội và dẫn đến hậu quả giết người.
  • Đồng phạm trong vụ án giết người được thực hiện từ hai người trở lên. Nhóm người này thực hiện quá trình từ lúc lên kế hoạch, thỏa thuận và bàn bạc cùng nhau để đi đến mục đích cuối cùng là lấy đi tính mạng của người khác.
  • Đồng phạm thể hiện quy mô đối tượng trong một vụ án giết người. Họ có chung mục đích và có hành động chặt chẽ để đạt được mục đích nhưng hậu quả là gây ảnh hưởng đến tính mạng của người khác.

Tội danh đồng phạm trong vụ án giết người đã được Tòa án giải quyết và có các án lệ về loại tội này chẳng hạn như Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết có tính chất côn đồ trong tội giết người có đồng phạm.

Hành động giết người được xuất phát từ những mâu thuẫn trong đời sống. Đó có thể là mâu thuẫn của chính người gây án hoặc từ bản thân những người đồng phạm.

Các loại đồng phạm

dong pham trong vu an giet nguoi
Người giúp sức là một trong các loại đồng phạm

Đồng phạm được thực hiện bằng các hình thức như sau:

  • Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
  • Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
  • Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
  • Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Dịp Xuân Canh Tý ( năm 2020) vừa qua xảy ra một vụ án giết người mà người gây án là Lê Quốc Tuấn (tức Tuấn Khỉ). Do phát sinh mâu thuẫn trong việc chơi sới bạc mà Tuấn đã xả súng bắn chết 5 người và bỏ trốn. Cơ quan cảnh sát điều tra tra lệnh truy nã đối với Tuấn.

Trong quá trình bỏ trốn (khoảng 15 ngày) có rất nhiều người nghi ngờ về quá trình sinh hoạt của Tuấn. Ai là người che giấu nơi ẩn náu và tiếp tế lương thực, nơi ở, nơi sinh hoạt của hắn.

Trong vụ án này tuy những người đồng phạm không trực tiếp giết người nhưng họ đã có hành vi bao che, mặc dù biết được nơi kẻ phạm tội đang ẩn trốn nhưng họ không báo cho cơ quan công an để bắt giữ. Đây được xem là người giúp sức trong vụ án giết người.

Cấu thành tội đồng phạm

Về mặt khách quan

  • Đồng phạm có từ hai người trở lên tham gia vụ án giết người. Nếu chỉ thực hiện hành vi riêng lẻ thì không gọi là đồng phạm.
  • Đồng phạm là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, có đầy đủ nhận thức về hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và có khả năng điều khiển hành vi.

Về mặt chủ quan

  • Lỗi ở đây được xác định là lỗi cố ý. Đồng phạm cùng thực hiện, thỏa thuận và thống nhất mục tiêu của mình, dù biết được hành vi của mình gây nguy hiểm đến xã hội đặc biệt là tính mạng của con người nhưng họ vẫn để mặc hậu quả xảy ra.
  • Trong quá trình cố ý cùng thực hiện một tội phạm, mục đích phạm tội của mỗi người đồng phạm có thể khác nhau.

Hình thức xử phạt tội đồng phạm giết người

xu ly dong pham
Bắt giữ đồng phạm để xem xét định danh đúng tội và không để lọt tội phạm

Mức xử phạt đối với tội danh giết người có tổ chức bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù  chung thân hoặc tử hình theo quy định (Điều 123 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017).

Cách thức xử lý

  1. Khi phát hiện tội phạm giết người, cơ quan điều tra sẽ khoanh vùng tội phạm và bắt giữ những đồng phạm có liên quan đến vụ án.
  2. Tiến hành điều tra, lấy lời khai đồng phạm để làm sáng tỏ vụ án, truy cứu tội danh.
  3. Tùy từng mức độ đồng phạm (người giúp sức, người xúi giục,…) sẽ là căn cứ xem xét và định tội danh cho những người đồng phạm.

Hình thức xử phạt

Theo (Điều 58 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017) mức hình phạt trong trường hợp đồng phạm được quy định như sau:

  • Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
  • Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Phạm tội giết người có tổ chức là hành vi giết người có đồng phạm. Đây là tội danh được luật hình sự quy định.

Bài viết trên đây là những thông tin pháp lý về tội đồng phạm trong vụ án giết người được cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hoặc cần chúng tôi hỗ trợ trực tiếp, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900636387. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm

Scores: 3.98 (20 votes)

Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

6 thoughts on “Đồng phạm trong vụ án giết người bị xử lý như thế nào?

  1. Vũ Thị Lan Hương says:

    Thưa luật sư. Mong luật sư giải đáp giúp tôi với ạ. Cách đây khoảng 1 tháng. Bạn của chồng tôi là anh D có gây xích mích với anh P. Anh D gọi chồng tôi là bạn ra để giải quyết nhưng do không giải quyết được nên anh Dũng có lấy con dao chém người ta gây tỉ lệ thương tật là 15% mà con dao đó lại là của chồng tôi. Trong lúc anh D chém a P thì chồng tôi có cầm 1 cái điếu dơ lên định đánh a P nhưng chồng tôi chưa đánh cái nào cả. Vậy luật sư cho tôi hỏi là chồng tôi bị án là tội gì và phạt bao nhiêu năm tù ạ .lỗi là cố ý giết người hay cố ý gây thương tích ạ. Và cho tôi hỏi là chồng tôi bị giam đã được 1_tháng giờ gia đình tôi muốn xin cho chồng tôi tại ngoại có được không ạ .Mong luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn ạ

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      Đối với trường hợp của chồng bạn, mặc dù không tham gia đánh anh P nhưng khi đến gặp anh P, chồng bạn có mang theo dao và đi cùng anh D, khi anh D chém anh P, chồng bạn không có hành vi can ngăn mà để mặc cho anh D chém anh P, do đó, chồng bạn có thể bị truy tố về tội cố ý gây thương tích trong trường hợp anh P chưa chết và mục đích của anh D và chồng bạn không phải là giết anh P (vấn đề này, qua xác minh điều tra của cơ quan điều tra sẽ rõ).
      Căn cứ theo điều 121, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau:

      Bảo lĩnh (hay còn được mọi người quen gọi là bảo lãnh) là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh. Việc cơ quan có thẩm quyền bảo lĩnh thì người bị tạm giam sẽ được tại ngoại.
      – người bảo lĩnh phải là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
      – Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
      Thủ tục bảo lĩnh như sau:
      – Đơn xin bảo lĩnh
      – Giấy cam đoan của người nhận bảo lĩnh (có xác nhận của chính quyền địa phương) đối với cá nhân và xác nhận của thủ trưởng cơ quan đơn vị đối với tổ chức.
      – Giấy cam đoan của người được bảo lĩnh ( của bị can, bị cáo)
      Trân trọng!

  2. Vũ đức hiếu says:

    Thưa luật sư anh trai tôi có đi cùng 5 người khác đi uống bia trong lúc uống bia 5 người kia có sảy ra xô xát với 1 người và nôi nhau ra ngoài đường đánh nhau dẫn đến 1 người tử vong từ lúc cãi nhau đến lúc xô xát anh trai tôi không nói lời nào chỉ bỏ điện thoại ra quay.hiện tại anh trai tôi đang bị tạm giam với tội danh giúp sức đồng bọn đánh người dẫn đến tử vong kính thưa luật sư với tình tiết của anh trai tôi như vậy thì bên phía công an kết tội như thế đã đúng người đúng tội chưa ạ.xin cảm ơn luật sư

      • Thanh Thảo says:

        Thưa luật sư chồng em làm tại 1 quán karaoke và sảy ra mâu thuẫn vs 1 nhóm khách 8 người sau đó sảy ra xô xát đánh nhau bên nhân viên quán có 11 người ck e cùng 1 nhân viên có rượt đuổi 1 khách ra khỏi quán để đánh sau đó người này xin tha và chồng em không đánh nữa , cùng lúc đó tại quán có 1 nhân viên dùng búa tác động vật lý vào phần đầu của 1 khách dẫn đến người khách đó bất động , s đó thì chồng e quay trở lại quán thì người khách được đưa đi bệnh viện và đã tử vong, hiện tại chồng e bị tạm giam đã dk nữa tháng . Và truy cứu về hành vi giết người
        Luật sư cho e hỏi là chồng em phải lãnh án bao nhiêu năm . Và có thể dk bảo lĩnh trong thời gian tạm giam hay không . Và vợ chồng em mới sanh con được hay tháng có thể giảm án cho chồng em không ạ .

        • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

          Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87