Điều kiện để di chúc có hiệu lực được pháp luật quy định như thế nào? Bởi DI CHÚC là sự thể hiện mong muốn của cá nhân về việc phân chia tài sản của mình sau khi chết. Điều kiện để di chúc có HIỆU LỰC là yếu tố rất quan trọng quyết định bản di chúc có thể thực thi được hay không, có được pháp luật bảo vệ hay không. Do đó, phạm vi bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề nêu trên.
Điều kiện di chúc có hiệu lực.
Mục Lục
Điều kiện có hiệu lực của di chúc
Trên thực tế, có rất nhiều bản di chúc không có hiệu lực mặc dù thể hiện ý chí mong muốn của cá nhân về việc định đoạt tài sản. Do đó mà người lập di chúc cần đặc biệt lưu ý đến các điều kiện để di chúc có hiệu lực.
Theo quy định của pháp luật, căn cứ vào Điều 625 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 thì để di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện về năng lực của chủ thể, ý chí của chủ thể, nội dung , hình thức.
>> Xem thêm: Tranh Chấp Hiệu Lực Di Chúc Giải Quyết Như Thế Nào?
Năng lực của chủ thể
Người lập di chúc phải đủ 18 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Cá nhân chỉ có thể lập di chúc thể hiện ý chí của mình khi chính cá nhân đó có khả năng định đoạt được tài sản của mình.
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì khi lập di chúc phải có sự đồng ý từ phía cha, mẹ, người giám hộ.
Ý chí của người lập di chúc
Khi lập di chúc, người lập di chúc phải thể hiện đúng ý chí, mong muốn của mình. Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc, người đó không bị lừa dối, bị đe dọa hay cưỡng ép.
Người lập di chúc có thể bị lừa dối bằng các thủ đoạn như: làm giả tài liệu, giả danh… hay bị cưỡng ép về thể chất và tinh thần như: đánh đập, giam giữ, đe dọa làm mất danh dự, nhân phẩm,…
Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong thời gian lập di chúc.
Nội dung
Nội dung của di chúc là toàn bộ những quyết định, mong muốn thể hiện ý chí của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản của họ.
Di chúc được coi là một giao dịch dân sự vì người lập di chúc sẽ chỉ định người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định di sản và đưa ra các điều kiện để chia tài sản thừa kế. Những quyết định này phải phù hợp với quy chuẩn đạo đức, xã hội, quy định của pháp luật và phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Hình thức
Về mặt hình thức, di chúc được thể hiện dưới hai dạng là di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng.
Di chúc bằng văn bản là loại di chúc được thể hiện bằng chữ viết có thể là viết tay hoặc đánh máy.
Di chúc bằng miệng là toàn bộ quyết định của người lập di chúc được thể hiện bằng lời nói.
Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải được lập thành văn bản và bên phía cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Ngoài ra, di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và phải có công chứng, chứng thực.
Công nhận di chúc bằng miệng
Di chúc bằng miệng được coi là hợp pháp có hiệu lực nếu người lập di chúc thể. Hiện ý chí cuối cùng của họ trước mặt ít nhất hai người làm chứng và được hai người này ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ ngay sau đó.
Di chúc này phải được công chứng viên, cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng trong thời hạn 5 ngày làm việc.
Di chúc này sẽ được hủy bỏ sau 3 tháng bắt đầu từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt.
>> Xem thêm: Hướng Dẫn Giải Quyết Tranh Chấp Hủy Bỏ Di Chúc
Di chúc miệng
Thủ tục lập di chúc
Để lập một di chúc bằng văn bản một cách hợp pháp cần thực hiện những thủ tục pháp lý sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người lập di chúc như chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu;
- Các giấy tờ về tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đăng ký xe…
>> Xem thêm: Quy Trình Soạn Thảo Di Chúc Đúng Quy Định Của Pháp Luật.
Thủ tục công chứng di chúc
Người lập di chúc có thể tự mình lập di chúc hoặc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã. Nếu người lập di chúc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thì phải tuân thủ theo thủ tục được quy định tại Điều 636 Bộ luật dân sự 2015.
Di chúc lập bằng văn bản có công chứng, chứng thực thì sẽ thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ.
- Bước 2. Nộp hồ sơ. Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng là cơ quan có thẩm quyền công chứng. Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
Trường hợp nếu di chúc có liên quan đến bất động sản thì người lập di chúc cũng không nhất thiết phải đến văn phòng công chứng nơi có đất để thực hiện.
- Bước 3. Thực hiện công chứng, chứng thực di chúc.
- Bước 4. Nộp lệ phí, phí công chứng và thù lao công chứng.
Di chúc bằng văn bản.
Vai trò của Luật sư tư vấn khi lập di chúc
Để hỗ trợ và tư vấn cho quý khách hàng về điều kiện, thủ tục để di chúc có hiệu lực pháp luật, Luật sư sẽ thực hiện những công việc sau:
- Giải đáp về các điều kiện để lập di chúc;
- Tư vấn về soạn thảo di chúc bằng văn bản và xác lập di chúc bằng miệng hợp pháp;
- Hỗ trợ soạn thảo nội dung di chúc;
- Tư vấn quy định của pháp luật về người làm chứng;
- Tư vấn xác lập di chúc tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Tư vấn về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến điều kiện để di chúc có hiệu lực mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc mà bạn đọc chưa hiểu rõ về vấn đề này cần tư vấn luật dân sự thì hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900.63.63.87 chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết mọi thắc mắc của bạn đọc giúp bạn đọc nắm rõ hơn quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này.
Dạ em chào Luật sư. Cho em xin hỏi trường hợp của em là: Ông ngoại em năm nay 73 tuổi, bà ngoại 70 tuổi. Hai người đã làm di chúc và đã công chứng di chúc ở phòng công chứng, nội dung là để lại căn nhà diện tích 50 m2 cho 4 người bao gồm 03 người con gái và 01 đứa cháu ngoại, em là cháu ngoại là con của người chị cả. Em muốn hỏi là với độ tuổi của ông bà năm nay đều đã trên 70 tuổi, lúc làm di chúc ông bà vẫn còn minh mẫn thì liệu sau này khi ông bà mất nếu các dì của em tranh chấp đòi chia di chúc cho 03 người con gái mà không chia cho cháu ngoại với lý do di chúc không có hiệu lực vì ông bà lúc làm di chúc tuổi đã cao không còn minh mẫn. Thì liệu với lý do đó thì di chúc ông bà đã lập đã công chứng có hiệu lực 100% chưa ạ hay cần phải bổ sung giấy khám sức khoẻ để đảm bảo về sau không có ai có thể lấy lý do ông bà khi làm di chúc không còn minh mẫn để khởi kiện? Di chúc bằng văn bản đã công chứng thì có khả năng bị vô hiệu với lý do là người lập di chúc không minh mẫn do tuổi đã cao trên 70 không ạ? Em cảm ơn Luật sư.
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.