Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng

Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thường là những loại trừ mang tính chất rủi ro cao chỉ được bảo hiểm trong điều kiện đặc biệt. Điều khoản loại trừ trách nhiệm là một yếu tố không thể thiếu, cần được quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Điều này sẽ đảm bảo quy tắc công bằng cho đôi bên, ngăn chặn các hành vi trục lợi từ bảo hiểm. Trong bài viết này Luật Long Phan PMT sẽ phân tích các yếu tố sau đây:

Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong hợp đồng kinh doanhĐiều khoản loại trừ trách nhiệm trong hợp đồng kinh doanh bảo hiểm

>>>Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm giải quyết như thế nào?

Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng kinh doanh bảo hiểm

Căn cứ theo Điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 do Văn phòng Quốc hội ban hành, điều khoản loại trừ trách nhiệm được quy định như sau:

  1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm.
  2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.
  3. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
  • Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
  • Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Theo như phân tích trên điều khoản loại trừ trách nhiệm trong hợp đồng kinh doanh bảo hiểm để bảo vệ cho bên mua bảo hiểm và bên cung cấp bảo hiểm. Nếu bên mua thực hiện đúng những gì quy định trong hợp đồng bảo hiểm thì sẽ luôn được thụ hưởng lợi ích từ các dịch vụ bảo hiểm

Điều kiện để được hưởng miễn trừ trách nhiệm

  1. Phải được quy định rõ trong hợp đồng
  2. Doanh nghiệp phải giải thích rõ cho bên giao kết khi giao kết hợp đồng
  3. Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 điều 16 của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.

Từ những điều trên, chúng ta biết được rằng khi tham gia bảo hiểm, không phải rủi ro nào cũng được bảo đảm. Người mua bảo hiểm phải đọc kỹ các quy định về sản phẩm/ dịch vụ bảo hiểm bao gồm các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm để biết cách thực hiện chính xác, đầy đủ các nghĩa vụ của mình. Từ đó giúp đảm bảo quyền lợi bảo hiểm cho bản thân.

Các trường hợp không được hưởng miễn trừ trách nhiệm

Theo quy định tại Khoản 3 điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:

  • Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý
  • Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Bên mua bảo hiểm cần đọc và nghiên cứu kỹ các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm mỗi khi giao kết Hợp đồng bảo hiểm và yêu cầu doanh nghiệp giải thích để đảm bảo không rơi vào các trường hợp này.

Các trường hợp không được hưởng miễn trừ trách nhiệmCác trường hợp không được hưởng miễn trừ trách nhiệm

>>>Xem thêm: thủ tục khởi kiện chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng

Sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan

Căn cứ Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015. Ta có thể đưa ra khái niệm bất khả kháng như sau:

“ Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra ngoài ý chí của con người khiến chúng ta không thể lường trước và khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết, khả năng cho phép”.

Từ khái niệm sự kiện bất khả kháng ta có thể xác định một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng các điều kiện sau:

Sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan

Sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan

  • Thứ nhất, đó là những sự kiện xảy ra một cách khách quan hay gọi là sự kiện khách quan, tức sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng. Ví dụ: sự kiện bão, lũ, động đất, sóng thần…
  • Thứ hai, hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm
  • Thứ ba, hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Đối với nội dung của một hợp đồng kinh doanh bảo hiểm theo quy định Điều 13 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 không quy định bắt buộc điều khoản về bất khả kháng, nhưng trong hợp đồng các bên nên đưa thêm điều khoản này vào để có thể miễm trừ trách nhiệm một cách an toàn.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong hợp đồng kinh doanh bảo hiểm. Nếu bạn đọc có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cám ơn!

Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  Miễn Phí: 1900.63.63.87