Điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng thương mại là điều khoản nhằm loại trừ trách nhiệm trong trường hợp một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do gặp phải sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các quy định về vấn đề này để có thể hạn chế những tranh chấp khi thực hiện hợp đồng thương mại. Vì vậy, Luật Long Phan sẽ giới thiệu sơ bộ vấn đề này và cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng thương mại qua bài viết dưới đây.
Điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng thương mại
Mục Lục
- 1 Điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
- 2 Một số sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại
- 3 Hệ quả của việc xảy ra sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại
- 4 Lưu ý khi soạn thảo điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng thương mại
- 5 Luật sư dân sự tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.
Điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
- Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015.
- Mục đích của điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ đều nhằm miễn trừ trách nhiệm cho bên vi phạm nghĩa vụ trong các trường hợp xảy ra các điều kiện, sự kiện khách quan, không lường trước được và không thể khắc phục được này.
>> Xem thêm: Yếu tố loại trừ rủi ro trong hợp đồng có xem là tình huống bất khả kháng
Một số sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại
- Các sự kiện tự nhiên như động đất, bão, lũ lụt, sóng thần, hỏa hoạn,…
- Các sự kiện xã hội như bạo động, nổi loạn, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách Chính phủ, chiến sự, chống đối, phá hoại, cấm vận, bao vây, phong tỏa,…
- Các sự kiện xảy ra do các bên thỏa thuận trong hợp đồng như thiếu nguyên liệu, mất điện, lỗi mạng vi tính, bên cung cấp chậm trễ trong việc giao hàng hóa,…
Một số sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại
Hệ quả của việc xảy ra sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Trong trường hợp xảy ra vi phạm hợp đồng thương mại do có sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm và có thể kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng bị chậm trễ.
Lưu ý khi soạn thảo điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng thương mại
Thống nhất về cách hiểu bất khả kháng
Tùy vào từng thời điểm, hoàn cảnh thực hiện hợp đồng phù hợp mà các bên nên liệt kê đến mức tối đa trường hợp cụ thể được xem là sự kiện bất khả kháng nhằm hạn chế tối đa những rủi ro và hạn chế việc bồi thường thiệt hại hợp đồng.
Lưu ý khi soạn thảo điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng
Nghĩa vụ thông báo
- Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng bất kì nào đó, bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng cần thông báo tới bên bị vi phạm được biết trong một thời hạn hợp lý.
- Nghĩa vụ thông báo đảm bảo sự thiện chí hợp tác giữa hai bên.
>> Xem thêm: Ai sẽ chịu trách nhiệm khi hàng hóa bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng?
Thỏa thuận về phương án xử lý và trách nhiệm của các bên
- Các bên có thể thỏa thuận về việc chia sẻ thiệt hại hoặc chấm dứt hợp đồng khi có sự kiện bất khả kháng.
- Việc thỏa thuận về phương án xử lý là sự tiên liệu trước của các bên khi xây dựng hợp đồng và sẽ giúp các bên có phương án giải quyết hậu quả khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra.
Luật sư dân sự tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.
- Tiếp nhận thông tin sơ bộ và các tài liệu từ khách hàng;
- Tư vấn và đánh giá bản chất tranh chấp hợp đồng và các vấn đề pháp lý phát sinh khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại;
- Đề xuất cho khách hàng hướng giải quyết khi xảy ra tranh chấp do sự kiện bất khả kháng;
- Trao đổi với khách hàng về phương án giải quyết tranh chấp và lên kế hoạch phối hợp thực hiện;
- Đại diện cho khách hàng để đàm phán với các bên liên quan để đàm phán nhằm đưa ra phương án giải quyết các tranh chấp hợp đồng bằng con đường thương lượng, hòa giải;
- Chi phí rõ ràng, căn cứ theo tính chất phức tạp của vụ việc, đảm bảo hỗ trợ tối đa mức phí theo khả năng tài chính của khách hàng nhưng vẫn mang lại hiệu quả pháp lý cao;
- Được tư vấn, hỗ trợ pháp lý với đội ngũ các luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, giải đáp mọi vướng mắc, đáp ứng được những mong muốn mà khách hàng yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Bài viết trên đã phần nào cung cấp đến Quý khách những thông tin về sự kiện bất khả kháng, ví dụ liên quan cũng như những lưu ý quan trọng khi soạn thảo một hợp đồng thương mại có chứa điều khoản bất khả kháng. Nếu có nhu cầu giải quyết những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng thương mại vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan qua 1900.63.63.87 hoặc Dịch vụ luật sư hợp đồng để được hỗ trợ.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.