Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi người lao động là một trong các quyền của người lao động được phép thực hiện để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong tranh chấp về lao động. Theo đó, để đảm bảo cho việc mời một luật sư tranh tụng tốt thì cần phải tìm hiểu về dịch vụ này như thế nào? Bài viết này sẽ hướng dẫn cho mọi người, đặc biệt là người lao động về những vấn đề cần thiết trong dịch vụ này tại công ty luật Long Phan PMT.
Dịch vụ luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi người lao động
>>>Xem thêm: Hướng Dẫn Xây Dựng Quy Trình Hoạt Động Của Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp
Mục Lục
Quyền lợi của người lao động được quy định như thế nào?
Khoản 1 Điều 5 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định quyền của người lao động cụ thể như sau:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể.
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động.
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Đình công.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Những hành vi xâm phạm tới quyền lợi của người lao động.
Điều 8 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lao động cụ thể như sau:
- Phân biệt đối xử trong lao động.
- Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Những hành vi xâm phạm tới quyền lợi của người lao động
Trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
Mỗi cá nhân, tổ chức về người lao động đều có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động một khi tranh chấp xảy ra với họ, cụ thể:
Đối với các cơ quan nhà nước
Điều 57 Hiến Pháp 2013 quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước như sau:
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động.
- Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Theo Hiến Pháp, nhà nước có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Cụ thể, tại Điều 9 Bộ luật Lao động 2019 quy định nhà nước có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.
Để bảo vệ người lao động, pháp luật lao động cũng quy định rất cụ thể về tiền lương, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội…nhằm đảm bảo cho trách nhiệm bảo vệ người lao động của nhà nước.
Đối với các tổ chức, công đoàn bảo vệ người lao động
Một trong các quyền lợi của người lao động là được tham gia vào các tổ chức đại diện người lao động, công đoàn cũng là một trong số các tổ chức đó. Theo Điều 10 Luật Công đoàn 2012 quy định quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động như sau:
- Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
- Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
- Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
- Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
- Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
- Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
- Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
- Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
- Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
- Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp luật lao động doanh nghiệp.
Luật sư có nhiệm vụ gì trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người lao động?
Vai trò của luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi của người lao động
Để có thể đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân người lao động, đồng thời có thể làm việc được với các cơ quan nhà nước, công đoàn thì người lao động cũng như Quý khách hàng cần phải tìm cho mình một luật sư giỏi và đáng tin cậy. Công ty luật LONG PHAN PMT tự hào sở hữu nhiều luật sư giỏi, dày dạn kinh nghiệm để có thể bảo vệ quyền và lợi ích của Quý khách hàng trong những vấn đề sau:
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Quý khách hàng trong tranh chấp lao động.
- Đại diện theo ủy quyền tham gia tranh tụng nếu có yêu cầu.
- Đặt lợi ích của Quý khách hàng lên làm đầu để thực hiện các công việc liên quan.
- Thực hiện thủ tục liên quan tới tranh chấp nếu cần thiết.
Dịch vụ luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi của người lao động là một trong những dịch vụ uy tín của công ty luật Long Phan PMT. Nếu như Quý khách hàng có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG hoặc muốn tìm hiểu về dịch vụ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG này thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900636387. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.