Dịch vụ giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa là dịch vụ cần thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa. Mỗi hình thức tạm nhập, tái xuất hàng hóa đều yêu cầu hồ sơ xin cấp giấy phép khác nhau khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chuẩn bị các giấy tờ theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây của Luật Long Phan sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc các thông tin về dịch vụ luật sư doanh nghiệp xin giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
Tạm nhập, tái xuất là gì?
Mục Lục
- 1 Tạm nhập, tái xuất là gì?
- 2 Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa
- 2.1 Tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP
- 2.2 Tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP
- 2.3 Tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định 69/2018/NĐ-CP
- 3 Quy trình cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa
- 4 Luật sư tư vấn dịch vụ Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa
Tạm nhập, tái xuất là gì?
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.
CSPL: Khoản 1 Điều 29 Luật Thương mại năm 2005.
Cụ thể, tạm nhập là việc nhập khẩu hàng hoá ở nước ngoài vào lãnh thổ của một quốc gia bất kỳ trong một thời gian ngắn. Theo đó, hàng tạm nhập không nhằm mục đích lưu thông trên lãnh thổ quốc gia đó mà sau một khoảng thời gian nhất định sẽ được xuất khẩu sang nước thứ ba.
Tái xuất được thực hiện sau khi thực hiện tạm nhập. Theo đó, sau khi hàng hóa được nhập khẩu vào một quốc gia thì hàng hoá này được xuất khẩu sang một nước khác hoặc có thể là chính nước đã xuất khẩu ban đầu.
>>> Xem thêm: Quy định về hàng tạm nhập, tái xuất.
Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP
Tạm nhập, tái xuất đối với “Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động”.
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất, nêu rõ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất (tên hàng, mã HS hàng hóa, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do doanh nghiệp ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã tạm nhập, số lượng hàng hóa đã thực xuất: 1 bản chính.
CSPL: Khoản 1 Điều 19 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP
Tạm nhập, tái xuất đối với “Hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động”.
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất, nêu rõ hàng hóa tạm nhập, tái xuất (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); mục đích tạm nhập, tái xuất; cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Hợp đồng, thỏa thuận thuê, mượn ký với khách hàng nước ngoài: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
CSPL: Khoản 2 Điều 19 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định 69/2018/NĐ-CP
Tạm nhập, tái xuất đối với “Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động”.
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập, nêu rõ hàng hóa tạm xuất, tái nhập (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); mục đích tạm xuất, tái nhập; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Hợp đồng, thỏa thuận sửa chữa, bảo hành của đối tác nước ngoài hoặc hợp đồng, thỏa thuận cho thuê, mượn hàng hóa: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
CSPL: Khoản 3 Điều 19 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa
Quy trình cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa
Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.
Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tuy nhiên, đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất thì thời hạn cấp Giấy phép là 3 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được văn bản đồng ý việc tạm nhập, tái xuất của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý hàng hóa đó.
CSPL: Điều 20 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Quy trình cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa
Luật sư tư vấn dịch vụ Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa
- Tư vấn các quy định pháp luật và các vấn đề pháp lý về Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
- Soạn thảo Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
- Liên hệ và làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xin Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
- Nhận Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa tại Bộ Công thương và trả kết quả cho khách hàng.
Dựa vào những thông tin trên, doanh nghiệp có thể nắm được trình tự, thủ tục xin cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa. Quý khách hàng có thể tự mình thực hiện hoặc sử dụng dịch vụ giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa của Luật Long Phan để tiết kiệm thời gian và chi phí. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa, Thủ tục khai báo hải quan khi mua hàng hóa nhập khẩu xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.