Cố ý tông người khi xảy ra tai nạn giao thông có bị xem là giết người?

Cố ý tông người khi xảy ra tai nạn giao thông có bị xem là giết người hay không phải dựa vào các yếu tố CẤU THÀNH TỘI PHẠM . Vậy pháp luật quy định thế nào về CTTP tội giết người, cố ý tông người khi có tai nạn giao thông là tội gì? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những vấn đề trên.

tai nan giao thong
Cố ý tông người khi xảy ra tai nạn giao thông

Cấu thành tội phạm tội giết người

Chủ thể

Chủ thể của tội giết người là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

  • Người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng
  • Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

>>>> Pháp luật quy định độ tuổi để có năng lực trách nhiệm hình sự, vui lòng xem chi tiết tại: CÁCH XÁC ĐỊNH TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Khách thể

Khách thể của tội giết người là quan hệ nhân thân (quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người)

Mặt khách quan

Có hành vi tước đoạt mạng sống người khác: Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống.

  • Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
  • Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp bằng cách lợi dụng nghề nghiệp.

Hậu quả:

  • Hậu quả trực tiếp là làm người khác chết (tức là chấm dứt sự sống của người khác).
  • Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hoặc không làm chết người.

Mặt chủ quan

co y tong nguoi
Phạm tội với lỗi cố ý

Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý:

  • Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
  • Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Cố ý tông người khi xảy ra tai nạn giao thông là tội gì?

Theo như các yếu tố CTTP tội giết người đã nêu trên, thì việc cố ý tông người đáp ứng đủ các yếu tố CTTP tội giết người. Cụ thể như sau:

  • Khách thể: tính mạng bị xâm phạm;
  • Mặt khách quan: hành vi dùng xe tông người khác được xem là hành vi tước đoạt mạng sống;
  • Mặt chủ quan: lỗi cố ý. Cố ý thực hiện hành vi tông người.

Tuy nhiên, cần phân biệt với trường hợp lái xe gây tai nạn chết người. Các yếu tố CTTP tội này bao gồm:

  1. Chủ thể: 
  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên;
  • Có khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi.
  1. Khách thể: xâm phạm đến quy định nhằm
  • Đảm bảo an toàn giao thông vận tải, đảm bảo cho hoạt động vận tải đường bộ được thông suốt, được tiến hành bình thường, 
  • Bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe của công dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của các tổ chức và tài sản của công dân.
  1. Mặt khách quan: 
  • Có hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ. Để xác định hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ, phải căn cứ vào các quy định tại Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.
  • Hậu quả: gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ hoặc thiệt hại về tài sản của người khác.
  • Mối quan hệ nhân quả: Hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ là nguyên nhân dẫn đến hậu quả (tai nạn giao thông) gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác. Nếu thiệt hại không phải do hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì không cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
  1. Mặt chủ quan:
  • Lỗi vô ý trực tiếp: tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
  • Lỗi vô ý gián tiếp: không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó

Như vậy, nếu việc tông người khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người mà người phạm tội thực hiện với lỗi vô ý thì không cấu thành tội giết người. 

Trường hợp này sẽ CTTP tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ, có tình tiết tăng nặng là “làm chết người”.

>>> Xem thêm: Xử lý hành vi cố ý điều khiển xe chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn

Trách nhiệm khi cố ý tông người

co y tong co la giet nguoi
Hình phạt chính: phạt tù

Trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội giết người thì người phạm tội sẽ bị truy cứu theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS) với hình phạt chính là phạt tù hoặc tử hình. Cụ thể:

  1. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi có các tình tiết sau:
  • Giết 02 người trở lên;
  • Giết người dưới 16 tuổi;
  • Giết phụ nữ mà biết là có thai;
  • Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
  • Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
  • Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
  • Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
  • Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
  • Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
  • Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
  • Thuê giết người hoặc giết người thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Có tổ chức;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Vì động cơ đê hèn.
  1. Phạm tội không thuộc các trường hợp trên: phạt tù từ 7 năm đến 15 năm
  2. Chuẩn bị phạm tội: phạt tù từ 1 năm đến 5 năm
  3. Hình phạt bổ sung:
  • Bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm;
  • Phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm.

Trường hợp đủ các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 BLHS. Cụ thể:

  1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương có thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
  • Không có giấy phép lái xe theo quy định;
  • Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
  • Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  • Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
  1. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
  2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

>>>> Tham khảo thêm: SAY RƯỢU LÁI XE GÂY TAI NẠN CHẾT NGƯỜI THÌ BAO NHIÊU NĂM TÙ? CÁCH HƯỞNG TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TỘI NHẤT

>>>> Xem thêm: CHO NGƯỜI KHÁC MƯỢN XE GÂY TAI NẠN CHẾT NGƯỜI CÓ BỊ ĐI TÙ KHÔNG?

Vai trò của luật sư khi tham gia bào chữa vụ cố ý tông người

Luật sư tranh tụng thường tham gia tranh tụng với tư cách là người bào chữa cho đương sự, người đại diện theo ủy quyền, cụ thể:

  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các vụ án
  • Bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã;
  • Bào chữa cho bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;
  • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự…

>>>> Trường hợp đương sự cần nhờ luật sư bào chữa thì thực hiện theo: THỦ TỤC NHỜ LUẬT SƯ BÀO CHỮA TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Trên đây là bài viết của chúng tôi về cố ý tông người khi xảy ra tai nạn giao thông có bị xem là giết người. Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên hoặc liên quan đến THỦ TỤC YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI xin vui lòng liên hệ DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ qua HOTLINE: 1900.6363.87 để được tư vấn. Xin cám ơn.

Scores: 4.8 (57 votes)

Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8