Có phải mọi khoản nợ trong thời kỳ hôn nhân đều là nợ chung của vợ chồng?

Trong cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng luôn xảy ra rất nhiều vấn đề, và đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tiền bạc, điển hình là các khoản nợ chung, nợ riêng. Thắc mắc chung thường gặp là có phải mọi khoản nợ trong thời kỳ hôn nhân đều là nợ chung của vợ chồng hay không? Hôm nay Luật Long Phan sẽ giải đáp một số vướng mắc liên quan đến vấn đề trên, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Có phải mọi khoản nợ trong thời kỳ hôn nhân đều là nợ chung của vợ chồngMọi khoản nợ trong thời kỳ hôn nhân đều là nợ chung của vợ chồng

Cách xác định nợ chung, nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân

Về cách xác định nợ chung trong thời kỳ hôn nhân, theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ta có thể hiểu như sau:

  • Khoản nợ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm
  • Khoản nợ phát sinh từ giao dịch do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường.
  • Nghĩa vụ khác.

Về cách xác định nợ riêng, dựa vào căn cứ nếu trên, có thể xác định như sau:

  • Khoản nợ phát sinh trước thời kỳ hôn nhân
  • Khoản nợ phát sinh từ trường hợp chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng hoặc từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình
  • Khoản nợ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu thiết yếu của gia đình
  • Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng

Vợ chồng có nghĩa vụ trả nợ chung trong thời kỳ hôn nhân hay không?

Về việc xác định các khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân đã được liệt kê ở trên (Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Bên cạnh đó, Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về trách nhiệm liên đới của vợ chồng như sau:

  • Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
  • Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này

Như vậy, nếu có thể chứng minh được số tiền được dùng là các khoản nợ chung của vợ chồng, thì cả hai có nghĩa vụ cùng nhau thực hiện việc chi trả.

>>> Xem thêm: Nội dung thỏa thuận tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Vợ chồng có nghĩa vụ trả nợ chung trong thời kỳ hôn nhânVợ chồng có nghĩa vụ trả nợ chung trong thời kỳ hôn nhân

Vợ chồng có phải cùng nhau trả nợ chung sau khi ly hôn không?

Tùy mục đích vay nợ trong thời kỳ hôn nhân mà xác định đó có phải nợ chung hay không. Nếu là nợ riêng thì sau khi ly hôn, nợ của người nào thì người đó có trách nhiệm phải trả.

Còn về khoản nợ chung, theo quy định tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực.

Như vậy, sau khi ly hôn vợ chồng vẫn có nghĩa vụ phải cùng nhau trả nợ chung, trừ các trường hợp sau đây:

  • Do vợ chồng tự thỏa thuận hoặc thỏa thuận với người thứ ba
  • Do Tòa án quyết định nếu hai bên không tự thỏa thuận được với nhau. Lúc này, trong đơn xin ly hôn (đơn phương hoặc thuận tình), một trong hai người có thể yêu cầu Tòa án phân chia cụ thể trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

>> Xem thêm: Tranh chấp nợ chung khi ly hôn được giải quyết như thế nào?

Các trường hợp vợ chồng không phải liên đới cùng nhau trả nợ

Trong thực tế, mâu thuẫn giữa các cặp vợ chồng về tiền bạc luôn luôn xảy ra, rất nhiều người thắc mắc về việc vay nợ khi 1 trong 2 không hề hay biết thì người còn lại có phải liên đới cùng nhau trả nợ hay không?

Dựa vào Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các trường hợp vợ chồng không phải liên đới cùng nhau trả nợ như sau:

  • Việc vay tiền không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, theo quy định tại Điều 30 Luật này thì trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên
  • Việc vay mượn tiền không dựa trên căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng, quy định này được quy định tại Điều 24 Luật này.
  • Trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung nhưng có thỏa thuận khác hoặc luật HNGĐ và luật khác có liên quan quy định khác về nghĩa vụ vay tiền về đại diện trong quan hệ kinh doanh.
  • KHÔNG thuộc các nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng được quy định tại Điều 37 Luật này

Trường hợp vợ chồng không phải liên đới cùng nhau trả nợTrường hợp vợ chồng không phải liên đới cùng nhau trả nợ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Long Phan về việc giải quyết khoản nợ chung của vợ chồng trong và sau thời kỳ hôn nhân. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được Luật Sư Hôn Nhân Và Gia Đình của chúng tôi giải đáp rõ hơn. Trân trọng.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87