Có được ly hôn với người bị bệnh tâm thần hoặc có dấu hiệu tâm thần không?

Có được ly hôn với người bị bệnh tâm thần hoặc có dấu hiệu tâm thần không đang là câu hỏi được nhiều người đặt ra bởi trên thực tế, khó có ai chấp nhận được việc chung sống với người bị bệnh tâm thần. Bài viết dưới đây, Luật Long Phan sẽ cung cấp rõ những quy định của pháp luật về ly hôn với người bị bệnh tâm thần cũng như ai có quyền yêu cầu ly hôn khi người đó mắc bệnh tâm thần

Ly hôn với người bị bệnh tâm thần hoặc có dấu hiệu tâm thầnLy hôn với người bị bệnh tâm thần hoặc có dấu hiệu tâm thần

Ai có quyền yêu cầu ly hôn

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người;
  • Cha, mẹ, người thân thích khác khi một bên vợ, chồng rơi vào tình trạng không thể nhận thức, làm chủ hành vi, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra.
  • Người chồng bị hạn chế quyền ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Cơ sở pháp lý: Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Luật HNGĐ 2014).

Quy định về ly hôn với người bị bệnh tâm thần hoặc có dấu hiệu tâm thần

Đã có quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự

Đối với trường hợp người vợ (chồng) yêu cầu ly hôn với người còn lại bị bệnh tâm thần

  • Người chồng bị hạn chế quyền ly hôn khi vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Người vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn với người còn lại bị bệnh tâm thần.
  • Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của người bị tâm thần sẽ được người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
  • Người đại diện trong trường hợp này không phải là người vợ (chồng) còn lại mà Tòa án sẽ chỉ định người đại diện tham gia tố tụng.
  • Trên thực tế, Tòa án thường chỉ định cha (mẹ) của người vợ (chồng) bị bệnh tâm thần (nếu đủ điều kiện). Trường hợp cha (mẹ) của người bị bệnh tâm thần không đủ điều kiện hoặc đã mất hoặc không có cha mẹ thì Tòa án sẽ chỉ định người thân thích của người bị bệnh tâm thần để đại diện cho họ tham gia tố tụng.

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 24, khoản 3 Điều 51 Luật HNGĐ 2014; khoản 1 Điều 88, khoản 4 Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015).

Ly hôn với người còn lại bị mất năng lực hành vi dân sựLy hôn với người còn lại bị mất năng lực hành vi dân sự

Đối với trường hợp người bị tâm thần ly hôn với người còn lại

  • Cha, mẹ, người thân thích khác của người bị bệnh tâm thần có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.
  • Đồng thời, người bị tâm thần là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng sức khỏe của họ.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong phạm vi .

Cơ sở pháp lý:  khoản 2 Điều 51 Luật HNGĐ 2014; khoản 1 và khoản 5 Điều 187 BLTTDS 2015.

Chưa có quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự

  1. BLTTDS và Luật HNGĐ không có quy định cụ thể về trường hợp này.
  2. Trong thực tế, Tòa án thường yêu cầu họ làm thủ tục xác định tình trạng năng lực pháp luật trước rồi mới xem xét họ có đủ năng lực tham gia tố tụng tại Tòa hay không bằng cách: Yêu cầu làm thủ tục tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự . Đây là việc dân sự nên phải tuân theo quy định của BLTTDS.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn

  1. Cả tranh chấp hay yêu cầu về hôn nhân gia đình đều thuộc thẩm quyền của Tòa án.
  2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc.
  3. Nếu các đương sự  thỏa thuận được với nhau về việc yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn thì nguyên đơn có quyền thực hiện thủ tục ly hôn tại nơi mình cư trú.

Cơ sở pháp lý: Điều 28, Điều 29, điểm a khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015.

Trình tự thủ tục ly hôn với người bị bệnh tâm thần

  1. Bước 1: Thực hiện thủ tục tuyên bố người bị tâm thần mất năng lực hành vi dân sự
  2. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
  3. Bước 3: Nộp hồ sơ
  4. Bước 4: Tòa án tiếp nhận và thụ lý hồ sơ
  5. Bước 5: Tham gia các giai đoạn tố tụng tại Tòa án
  6. Bước 6: Mở phiên họp hoặc đưa ra xét xử vụ án.

Dịch vụ luật sư ly hôn với người bị bệnh tâm thần

  • Soạn thảo tất cả giấy tờ liên quan;
  • Làm thủ tục nộp hồ sơ, án phí, nhận kết quả để Quý khách không phải lên tòa nhiều;
  • Tư vấn giải quyết ly hôn với một bên bị bệnh tâm thần
  • Tư vấn giải quyết các vấn đề liên quan tranh chấp con cái, thiếu giấy tờ, hồ sơ, ly hôn có yếu tố nước ngoài;

Luật sư tư vấn ly hônLuật sư tư vấn ly hôn

Nếu quý bạn đọc cần dịch vụ tư vấn nhanh chóng và hiệu quả về các vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật về ly hôn, trình tự thủ tục thực hiện hoặc còn thắc mắc về các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời và chính xác.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87