Cơ chế giải quyết tranh chấp với khách hàng của doanh nghiệp mùa covid là một vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong tình hình dịch bệnh covid hiện nay. Quý bạn đọc quan tâm có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi tư vấn về các hình thức xử lý tranh chấp mà khách hàng có thể lựa chọn.
Tranh chấp với khách hàng
Mục Lục
Những tranh chấp với khách hàng mà doanh nghiệp thường gặp phải mùa covid
Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà các tranh chấp giữa doanh nghiệp và khách hàng cũng khác nhau. Dưới đây là một số tranh chấp phổ biến mà khách hàng có thể gặp phải trong mùa covid:
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, vi phạm nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng: nguyên nhân có thể do tình hình dịch bệnh, giãn cách xã hội, doanh nghiệp không đủ nhân công làm việc dẫn đến không thể giao hàng cho khách hàng.
Một số các tranh chấp khác liên quan đến các loại hợp đồng có thể có của doanh nghiệp, về vi phạm nghĩa vụ được thỏa thuận trong hợp đồng do dịch bệnh.
Cơ chế giải quyết tố tụng trọng tài
Khi giải quyết bằng phương thức Trọng tài thương mại, do theo nguyên tắc các bên được tự thỏa thuận nên hương thức trọng tài rất phù hợp cho doanh nghiệp về thời gian, chi phí và sự thoải mái. Doanh nghiệp được thỏa thuận về thời gian, địa điểm, trọng tài viên phù hợp, ngôn ngữ, luật giải quyết tranh chấp…Không những vậy, khi giải quyết bằng phương thức Trọng tài thì có tính thi hành cao do quá trình giải quyết tranh chấp trọng tài có một cấp xét xử.
Giải quyết tranh chấp tại trọng tài
Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật trọng tài thương mại 2010 có quy định : “Phán quyết trọng tài là chung thẩm”, đồng nghĩa với việc Hội đồng trọng tài khi đưa ra phán quyết thì phán quyết đó có hiệu lực thi hành ngay, các bên không được quyền kháng cáo hay kháng nghị lên Trọng tài cấp trên. Tuy nhiên, các bên vẫn có quyền đưa phán quyết của Trọng tài ra Tòa án, có quyền yêu cầu Hủy phán quyết của Trọng tài nếu thuộc các trường hợp hủy phán quyết trọng tài theo Khoản 2 Điều 14 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.
Cơ chế giải quyết tố tụng tại Tòa án
So với phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại nêu trên, giải quyết tranh chấp bằng tòa án được coi là có thủ tục chặt chẽ, mang tính quyền lực nhà nước và có giá trị thi hành cao.
Phương thức giải quyết tại Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được Tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Khác với phương thức giải quyết Trọng tài, các bên sẽ không được lựa chọn ai sẽ là người giải quyết tranh chấp của mình. Đối với giải quyết bằng phương thức Tòa án, Tòa án sẽ hoàn toàn quyết định Hội đồng xét xử giải quyết tranh chấp.
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu không có thỏa thuận gì, tranh chấp của các bên sẽ được giải quyết tại Tòa án Nhân dân nơi bị đơn đặt trụ sở chính.
>> Xem thêm: Hướng Dẫn Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Doanh Nghiệp
Vai trò của Long Phan PMT khi tư vấn về tranh chấp với khách hàng của Doanh nghiệp mùa covid
- Tư vấn quy định của pháp luật dân sự, doanh nghiệp về các loại tranh chấp kinh doanh thương mại thường gặp;
- Tư vấn các cơ chế giải quyết tranh chấp và so sánh, đánh giá cơ chế nào phù hợp với doanh nghiệp;
- Tư vấn, chuẩn bị, soạn thảo và nộp hồ sơ tranh tụng tại cơ quan có thẩm quyền;
- Đại diện theo ủy quyền tại cơ quan giải quyết tranh chấp;
- Nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật, nghiên cứu hồ sơ, xây dựng phương án giải quyết đảm bảo lợi ích của khách hàng.
Giới thiệu về gói Tư vấn pháp luật thường xuyên
Dịch vụ Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp của Long Phan PMT được thiết kế bởi đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm tư vấn doanh nghiệp.
Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên được chia thành 03 gói dịch vụ với khối lượng công việc trong từng gói là khác nhau, phù hợp với quy mô và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
Các gói dịch vụ bao gồm: Gói Cơ bản, Gói Nâng cao, Gói Chuyên nghiệp
Các hạng mục công việc bao gồm:
- Kiểm tra, rà soát các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp;
- Điều chỉnh, sửa đổi hệ thống hợp đồng và các văn bản liên quan đến quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng, cung cấp bộ hợp đồng mẫu;
- Tư vấn, soạn thảo và hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp: Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, các thủ tục về Sở hữu trí tuệ, đăng ký tài sản doanh nghiệp…;
- Tư vấn thủ tục chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn thủ tục mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần;
- Tư vấn về Điều chỉnh, sửa đổi hệ thống văn bản chính sách quản lý lao động;
- Tư vấn các chính sách thuế, các thủ tục thuế cho doanh nghiệp;
- Tư vấn vê thủ tục đấu thầu, đấu giá và tham gia đấu thầu, đấu giá, Tư vấn về thủ tục hải quan, Tư vấn về thủ tục lưu thông hàng hóa trong nước;
- Tư vấn giải quyết các tranh chấp về lao động, hợp đồng, thuế … cho doanh nghiệp
>> Xem thêm: Dịch Vụ Tư Vấn Pháp Luật Thường Xuyên Cho Doanh Nghiệp
Long Phan PMT cam kết mang lại hiệu quả công việc theo mong muốn của khách hàng, tuân thủ đúng tiến độ và nội dung dịch vụ đã thỏa thuận, không phát sinh phụ phí và có chế độ hậu mãi, chăm sóc khách hàng tận tâm, tận tình.
Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về cơ chế xử lý tranh chấp với khách hàng mùa covid. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.