Chuyển nhượng vốn góp của công ty TNHH hai thành viên trở lên trong khu chế xuất là một trong những vấn đề pháp lý được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm. Theo đó, thành viên hoặc chủ sở hữu chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp của mình cho thành viên hay cá nhân, tổ chức khác không phải là thành viên của công ty. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được cách thức giải quyết khi gặp phải trường hợp Chuyển nhượng vốn góp của công ty TNHH hai thành viên trở lên trong khu chế xuất này.
Mục Lục
Trình tự chuyển nhượng vốn góp của công ty TNHH hai thành viên trở lên trong khu chế xuất
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Biên bản họp hội đồng thành viên.
- Quyết định của hội đồng thành viên..
- Giấy đề nghị công bố.
- Hợp đồng chuyển nhượng, biên bản thanh lý.
- Bản công chứng chứng minh thư hoặc hộ chiếu còn thời hạn của cá nhân nhận chuyển nhượng.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức nhận chuyển nhượng và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định ủy quyền của Người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
- Quyết định góp vốn của tổ chức nhận chuyển nhượng.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên trong khu chế xuất tiến hành nộp hồ sơ chuyển nhượng vốn góp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty thực hiện đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Kiểm tra tính hợp lệ và giải quyết hồ sơ
Sau khi nhận được hồ sơ chuyển nhượng vốn góp của công ty TNHH hai thành viên trở lên trong khu chế xuất, Phòng đăng ký kinh doanh tiến hành kiểm tra tính hợp lệ và giải quyết hồ sơ chuyển nhượng vốn góp của công ty.
Bước 4: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên trong khu chế xuất đến Phòng đăng ký kinh doanh nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Các trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp
Căn cứ Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp chuyển nhượng vốn góp gồm:
- Thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên bán lại phần vốn góp của mình trong công ty.
- Thành viên yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình.
- Thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ.
>> Xem thêm: Tìm hiểu về thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn.
Bán lại phần vốn góp cho công ty
Lợi ích và hạn chế của doanh nghiệp trong khu chế xuất
Lợi ích khi doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất:
- Được miễn thuế xuất nhập khẩu: căn cứ điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định thì những hàng hóa sau đây không phải là đối tượng chịu thuế như hàng hóa doanh nghiệp xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài, hàng hóa doanh nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa doanh nghiệp chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác. Doanh nghiệp chế xuất nằm trong khu phi thuế quan, do vậy sẽ không phải chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp nêu trên.
- Theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định thì doanh nghiệp chế xuất sẽ được hưởng mức thuế suất 17% kể từ ngày 01/01/2016, khi doanh nghiệp chế xuất thực hiện hoạt động dự án đầu tư mới tại địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn tại Phụ lục II Nghị định 118/2014/NĐ-CP (Điều 66 Nghị định 118/2014/NĐ-CP). Doanh nghiệp chế xuất cũng là một doanh nghiệp thuộc địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn trên khu vực theo quy định tại Mục 55 Phụ lục II Nghị định 118/2015/NĐ-CP. Đồng thời, doanh nghiệp chế xuất sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm đầu và được giảm 50% số thuế sẽ phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới.
- Ưu đãi về tiền sử dụng đất: doanh nghiệp chế xuất được miễn tiền thuê đất 7 năm (điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP).
Hạn chế khi doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất:
- Doanh nghiệp chế xuất sẽ được áp dụng quy định đối với khu phi thuế quan, trừ các ưu đãi riêng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu.
- Doanh nghiệp chế xuất sẽ được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc có trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền cấp trong trường hợp doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Doanh nghiệp chế xuất khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc mua bán hàng hóa tại Việt Nam sẽ phải mở sổ kế toán hạch toán riêng về doanh thu và các chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam, phải bố trí khu lưu giữ hàng hóa ngăn cách với các khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc phải thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài khu chế xuất để thực hiện các hoạt động này.
Hạn chế khi doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất
Trên đây là bài viết hướng dẫn quý khách hàng về Chuyển nhượng vốn góp của công ty TNHH hai thành viên trở lên trong khu chế xuất. Nếu quý khách đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP của chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.