Các vấn đề cần lưu ý trong Chuyển giao rủi ro hàng hóa đối với hợp đồng logistics

Các vấn đề cần lưu ý trong Chuyển giao rủi ro hàng hóa đối với hợp đồng logistics là vấn đề không những được các doanh nghiệp, mà còn nhiều người quan tâm. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp logistics, một số rủi ro về hàng hóa có thể xảy ra. Vậy khi xảy ra tình trạng này sẽ được xử lý thế nào, trách nhiệm thuộc về ai? Vấn đề này sẽ được Luật sư Doanh nghiệp làm rõ tại bài viết dưới đây.

Các vấn đề cần lưu ý trong Chuyển giao rủi ro hàng hóa đối với hợp đồng logistics

Các vấn đề cần lưu ý trong Chuyển giao rủi ro hàng hóa đối với hợp đồng logistics

Quy định pháp luật về chuyển giao rủi ro hàng hóa khi có người vận chuyển

Điều 233 Luật thương mại 2005, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Ngoài việc quy định khái niệm về dịch vụ logistics, Luật thương mại 2005 còn quy định về chuyển giao rủi ro hàng hóa khi có người vận chuyển hay chuyển giao rủi ro hàng hóa trong dịch vụ logistics.

Theo đó, Luật thương mại 2005, đã quy định về các trường hợp miễn trừ trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân logistics khi có tổn thất xảy ra.

>>Xem thêm: Điều Khoản Chuyển Giao Rủi Ro Trong Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa

Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trừ trách nhiệm

Theo điều 237 Luật thương mại 2005, Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:

  • Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
  • Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
  • Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;
  • Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;
  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;
  • Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình.
Ngoài ra, một số quyền và trách nhiệm được quy định chi tiết hơn ở trong các nội dung điều khoản mà các bên ký kết với nhau, được làm quy định dẫn chiếu nếu có sự cố xảy ra.

Trường hợp miễn trừ trách nhiệm

Trường hợp miễn trừ trách nhiệm

Bên cạnh quy định về trường hợp miễn trừ trách nhiệm, Luật thương mại 2005 còn quy định về giới hạn trách nhiệm tại Điều 238:

  • Trừ trường hợp có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá.
  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra.

Các chứng từ và điều kiện pháp lý về vận chuyển hàng hóa

Để đảm bảo việc thực hiện, tránh rủi ro trong hợp đồng logistics, Điều 239 Luật thương mại 2005, đã quy định về quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa của thương nhân logistics, theo đó:

  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.
  • Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hóa ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng

>>Xem thêm: Điều Kiện Giao Hàng DAP Trong Hợp Đồng Thương Mại

Điều kiện kho bãi và chứng từ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa

Tùy theo loại dịch vụ logistics, mà pháp luật yêu cầu các điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, các công ty kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến kho bãi, cần phải đảm bảo tuân thủ các quy định về kho bãi:

  • Phải có tường rào bao quanh;
  • Diện tích phải đảm bảo tối thiểu theo quy định;
  • Tuyến đường thuận tiện đi lại;
  • Đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật như an toàn về phòng cháy chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

Bên cạnh điều kiện về kho bãi, các bên cần đáp ứng về chứng từ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, một trong số các chứng từ là vận đơn.

Khoản 2 Điều 148 Bộ luật hàng hải 2015 quy định, vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Điều kiện kho bãi và chứng từ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa

Điều kiện kho bãi và chứng từ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa

Luật áp dụng và lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp

Luật áp dụng cho hợp đồng này có thể là luật quốc gia, các điều ước quốc tế về thương mại, tập quán thương mại quốc tế, hợp đồng mẫu, các nguyên tắc chung về hợp đồng và các học thuyết pháp lý.

>>Xem thêm: Điều Kiện Giao Hàng CIF Trong Hợp Đồng Thương Mại

Theo điều 317 Luật thương mại 2005, khi xảy ra tranh chấp, các bên có thể chọn một trong các hình thức sau:

  • Thương lượng giữa các bên.
  • Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
  • Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Bên cạnh đó, khi soạn thảo, ký kết hợp đồng các bên có thể thiết lập điều khoản chọn Tòa án hoặc Trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra.

Trên đây là một số lưu ý về vấn đề chuyển rủi ro hàng hóa đối với hợp đồng logistics. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực hợp đồng quý khách có thể truy cập TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG để tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được và hỗ trợ. Xin cảm ơn!

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87