Bào chữa cho doanh nghiệp bị khởi tố về thuế là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Doanh nghiệp có thể bị khởi tố nếu bị cáo buộc hành vi trốn thuế, dẫn đến xử lý hình sự. Việc hiểu rõ các quy định liên quan đến thuế là rất cần thiết để tránh hậu quả nghiêm trọng. Doanh nghiệp trốn thuế thì bị xử phạt như thế nào phụ thuộc vào mức độ vi phạm và số tiền trốn thuế. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin rõ hơn về vấn đề này cũng như dịch vụ luật sư bào chữa tội trốn thuế
Mục Lục
Các hành vi trốn thuế phổ biến hiện nay của doanh nghiệp
Doanh nghiệp thường thực hiện trốn thuế thông qua nhiều phương thức tinh vi. Các hành vi này vi phạm trực tiếp Điều 200 Bộ luật Hình sự và Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Mức độ vi phạm quyết định hình thức xử lý hành chính hoặc hình sự.
Các hành vi trốn thuế phổ biến của doanh nghiệp bao gồm:
- Khai báo thiếu doanh thu thực tế
- Kê khai khống chi phí, hóa đơn đầu vào
- Lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ giả
- Gian lận sổ sách kế toán
- Lợi dụng chính sách ưu đãi thuế không đúng quy định
- Thực hiện chuyển giá, định giá nội bộ sai quy định
- Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kê khai thuế
Chi tiết các hành vi được coi là trốn thuế được quy định chi tiết tại Điều 143, Luật Quản lý thuế 2019
Trách nhiệm hình sự và mức hình phạt của tội trốn thuế đối với doanh nghiệp
Pháp nhân thương mại có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế
Căn cứ khoản 2, Điều 2 và Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), pháp nhân thương mại sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế theo Điều 200, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Xử lý hình sự đối với hành vi trốn thuế của công ty
Theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sun 2017), thì pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt như sau:
- Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
- Bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong trường hợp vi phạm
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Lưu ý nội dung trên áp dụng đối với pháp nhân thương mại còn trường trường hợp các cá nhân là lãnh đạo, kế toán…nếu thỏa mãn yếu tố cấu thành tội phạm của tội danh này thì vẫn có thể bị khởi tố và xử lý theo quy định của Điều 200, BLHS. Hình phạt áp dụng sẽ từ khoản 1 đến khoản 4, Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) tùy vào tính chất mức độ của hành vi phạm tội.
Ngoài ra, trường hợp doanh nghiệp có hành vi mua hóa đơn GTGT khống có đủ dấu hiệu của tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội trốn thuế và tội mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017)
>>>Xem thêm: Công ty trốn thuế ai chịu trách nhiệm?
Luật sư tham gia bào chữa từ khi nào? Chi phí thuê luật sư bào chữa
Luật sư tham gia bào chữa từ khi nào
Căn cứ Điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, luật sư bào chữa tham gia tố tụng kể từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt, tạm giữ người thì luật sư bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ
>>>Xem thêm: Thủ tục nhờ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
Chi phí dịch vụ luật sư bào chữa cho doanh nghiệp
Chi phí thuê luật sư bào chữa tội trốn thuế cho doanh nghiệp bao gồm thù lao cho luật sư, chi phí đi lại, lưu trú và các chi phí nhà nước khác theo quy định
Riêng đối với thù lao luật sư, mức thù lao được tính dựa trên:
- Tính chất phức tạp của vụ án;
- Giai đoạn tham gia bào chữa của luật sư;
- Kinh nghiệm của luật sư
Ngoài ra Các quy định về phí thù lao của luật sư hiện nay được áp dụng theo Điều 18 và Điều 19 Nghị định 123/2013/NĐ-CP
Các công việc mà Luật sư bào chữa sẽ thực hiện cho doanh nghiệp
Luật long Phan PMT cung cấp cho Quý Khách hàng những loại hình dịch vụ sau:
- Tư vấn, đánh giá mức độ hành vi phạm tội của doanh nghiệp khi bị khởi tố tội trốn thuế
- Xây dựng phương án bào chữa tội trốn thuế dựa trên hồ sơ vụ án
- Tham gia các buổi lấy lời khai, hỏi cung, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói;
- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng,đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
- Tư vấn quy trình tố tụng từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử;
- Khiếu nại, tố cáo (nếu có) khi có sai phạm trong tố tụng hình sự;
- Xây dựng luận cứ bào chữa cho thân chủ tại phiên tòa;
- Tham gia phiên tòa với tư cách người bào chữa để bảo vệ quyền lợi của thân chủ;
- Hỗ trợ thực hiện thủ tục kháng cáo bản án sơ thẩm hình sự (nếu có);
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.
Hành vi trốn thuế của doanh nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây hậu quả về kinh tế và pháp lý cho cả doanh nghiệp và cá nhân vi phạm. Doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này. Để được tư vấn chi tiết về các vấn đề liên quan hoặc cần sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa, quý khách hãy liên hệ hotline 1900636387 của Long Phan PMT
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.