Nhà cha mẹ cho đã sửa chữa, cải tạo lại ly hôn phân chia thế nào?

Nhà cha mẹ cho đã sửa chữa, cải tạo lại thì về nguyên tắc khi vợ chồng ly hôn phân chia dựa vào công sức đóng góp của các bên. Đây là tranh chấp nhà đất cha mẹ cho khi ly hôn. Trước hết cần phải xác định nhà mà bố mẹ đã cho là tài sản của vợ chồng hay chưa, đã được sang tên để thành tài sản chung hay bố mẹ chỉ cho một trong các bên là vợ hoặc chồng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này.


Phân chia tài sản theo luật hôn nhân gia đình

Nguyên tắc phân chia tài sản là bất động sản khi ly hôn

Để có thể phân chia nhà đất khi ly hôn hay các tài sản khác thì điều trước tiên cần xác định được đâu là tài sản nhà đất chung, đâu là riêng của vợ hoặc chồng, chung của vợ chồng với người khác, di sản thừa kế riêng của vợ chồng, hay chỉ là đang quản lý mà không thuộc sở hữu của mình.

Nhà ở hay đất đều được xác định là tài sản vì vậy để phân chia tài sản là bất động sản khi ly hôn cần nắm rõ nguyên tắc về giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

  • Khi ly hôn chỉ những tài sản chung vợ chồng mới được phân chia, các tài sản riêng xác lập trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân nhưng đã có thỏa phân chia quyền sở hữu riêng thì sẽ không phải là tài sản chung có quyền phân chia.
  • Pháp luật tôn trọng quyền thỏa thuận chia tài sản của các bên, trong trường hợp tài sản các bên không thống nhất phân chia thì tòa án mới giải quyết theo quy định pháp luật chia tài sản khi ly hôn.

Vấn đề chia nhà khi ly hôn cũng thuộc chế tài quy định về chia tài sản khi ly hôn nói chung. Đối với tài sản là nhà không gắn liền với đất như nhà chung cư hay tài sản chung là nhà ở xây dựng trên quyền sử dụng đất là tài sản riêng của một bên, hoặc người khác được quy định khi ly hôn chia đôi nhà theo nguyên tắc giải quyết tài sản ly hôn tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Ngoài ra pháp luật chia tài sản là nhà ở ly hôn cũng quy định đến quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn tại Điều 63 như sau:

  • Quyền lưu cư cho vợ hoặc chồng khi chia nhà sau khi ly hôn tức là ly hôn vẫn ở chung nhà có thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt theo quy định của pháp luật nếu như các bên không có thỏa thuận khác.
  • Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung trong thời kỳ hôn nhân thì luật chia tài sản nhà ở ly hôn vẫn xác nhận quyền sở hữu riêng của người đó. Nhưng khi vợ/chồng có khó khăn về chỗ ở thì có quyền lưu trú sau khi chia nhà ly hôn theo thời hạn quy định.

Tài sản được bố mẹ tặng cho khi ly hôn giải quyết thế nào?

Nếu bố mẹ đã sang tên hoàn toàn số nhà đất đó cho cả hai vợ chồng và trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng đứng tên hai vợ chồng bạn thì đây được coi là tài sản chung.

Nếu bố mẹ chưa lập hợp đồng tặng cho, chưa sang tên cho hai vợ chồng thì tài sản đó vẫn thuộc quyền định đoạt của bố mẹ . Trường hợp này tài sản đó không được coi là tài sản chung của vợ chồng nên sẽ không được chia tài sản khi ly hôn.

Nếu bố mẹ lập hợp đồng tặng cho hoặc thực hiện thủ tục sang tên chỉ sang cho một mình chồng hoặc vợ thì đó được coi là tài sản mà chồng hoặc vợ được tặng cho riêng. Trường hợp này tài sản đó không được coi là tài sản chung của vợ chồng nên sẽ không được chia tài sản khi ly hôn.

Tuy nhiên, nếu trong quá trình chung sống, bạn có bỏ công sức khởi xây dựng, cải tạo, sửa chữa hoặc sắm sửa đồ dùng gia đình thì bạn có quyền yêu cầu được bù đắp tương ứng với phần công sức mà bạn đã bỏ ra trong thời gian đã chung sống.

tai san duoc cho la chung hay rieng
Cần xem xét tài sản bố mẹ tặng cho là tài sản chung hay riêng

Nhà cha mẹ cho đã sửa chữa, cải tạo lại thì ly hôn phân chia thế nào?

Nếu căn nhà, đất đai vợ chồng bạn được bố mẹ tặng cho chung hoặc tặng cho một bên nhưng vợ chồng thoả thuận là tài sản chung thì căn nhà được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Việc chia tài sản sau ly hôn do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Theo Điều 61 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cần căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình để phân chia tài sản:

  • Nếu thuộc trường hợp bố mẹ chưa sang tên cho hai vợ chồng hoặc bố mẹ thực hiện thủ tục sang tên chỉ sang cho một mình chồng hoặc vợ thì tài sản đó không được coi là tài sản chung của vợ chồng nên sẽ không được chia tài sản khi ly hôn.
  • Tuy nhiên, nếu trong quá trình chung sống, bạn có bỏ công sức cải tạo, sửa chữa lại căn nhà mà bố mẹ đã cho thì bạn có quyền yêu cầu được bù đắp tương ứng với phần công sức mà bạn đã bỏ ra trong thời gian đã chung sống.

Việc phân chia nhà ở khi ly hôn cần xác định cách thức phân chia tài sản là hiện vật hay theo giá trị tài sản và nhu cầu sử dụng thực sự của các bên sau ly hôn nhằm đảm vệ quyền lợi chính đáng của các bên đương sự khi ly hôn.

  • Cần chú ý đến nguyên tắc bảo vệ phụ nữ đang nuôi con chưa thành niên, hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có thể tự lao động và không có tài sản riêng để nuôi sống mình.
  • Điều 31 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.
cach phan chia tai san khi ly hon
Phân chia tài sản dựa vào công sức đóng góp của các bên

Như vậy, nếu như vợ chồng bạn ly hôn thì về ngôi nhà là tài sản do vợ chồng bạn cùng cải tạo, sửa chữa thì bạn sẽ được chia một phần tương ứng với công sức đóng góp của mình.

Luật sư tư vấn phân chia nhà đất cha mẹ cho đã cải tạo lại khi ly hôn

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi cung cấp trọn gói dịch vụ sau đây, quý bạn đọc có thể tham khảo:

  • Tư vấn xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Tư vấn nguyên tắc chia tài sản chung của vợ, chồng;
  • Tư vấn về thủ tục và thỏa thuận chia tài sản chung;
  • Tư vấn thủ tục chia tài sản sau ly hôn;
  • Tư vấn cách thu thập hồ sơ tài liệu để chứng minh tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn và sau ly hôn;
  • Tư vấn chia tài sản chung có yếu tố nước ngoài;
  • Xác định về các khoản nợ chung, nợ riêng của vợ chồng;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp nợ chung;
  • Luật sư tư vấn và tham gia giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn.

Như vậy, nếu nhà đất cha mẹ cho là cho cả hai vợ chồng thì đây là tài sản chung. Khi ly hôn sẽ phân chia đều theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình. Trường hợp là tài sản riêng, việc một trong hai bên có đóng góp công sức tôn tạo thì sẽ được yêu cầu bên còn lại thanh toán cho phần chi phí này. Nếu bạn đọc còn thắc mắc vui lòng liên hệ đến Luật sư Hôn nhân gia đình hoặc thông qua hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn.

Tags:

Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

(2) bình luận “Nhà cha mẹ cho đã sửa chữa, cải tạo lại ly hôn phân chia thế nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. Phạm công tuấn anh says:

    Chào luật sư . Tui là TUẤN ANH. ,chuyện là . em gái tui láy chồng và thời điểm kết hôn. Mẹ chồng kêu về nha chồng ở . điều kiện bên nhà chồng cũng ngèo và nhà cửa bên mẹ chồng thì cũ nác khi em gái tui về vên chồng ở thì gia đình bên tui có cho 50 triệu năm 2001 . để tu bổ sửa chửa nhà như nhà mới . nhưng trong thời giang em tui ở bên đó mẹ chồng cứ kiếm hết chuyện này tới chuyện kia để đuổi em gái tui ra khỏi nhà hồng chiếm đoạt lại căn nhà mà em tui đã bỏ tiền ra sửa chửa tu bổ . một mình nuôi 3 đứa con hom nay nửa đêm máy mè con nó chạy ra xin ở đở vì mẹ ck xuối chóng đánh và đuổi me con nó ra khoi nhà . nay tui cằn tư vấn. Khi ly hôn em tui có láy lại số tiền mà nó đã bõ ra sửa chữa nha khong

    • Đỗ Thanh Lâm says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Căn cứ theo Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về Nguyên tắc chung về chế độ tài sản chung của vợ chồng như sau:
      “1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
      2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
      3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.”
      Nếu ngôi nhà là tài sản chung của hai vợ chồng thì em gái anh có quyền thỏa thuận phân chia tài sản sau ly hôn. Để xác định có phải tài sản chung hay không ta xét các trường hợp sau đây:
      • Trường hợp 1: Bố mẹ chồng của em gái bạn chưa sang tên cho hai vợ chồng hoặc bố mẹ chồng chỉ sang tên cho một mình chồng của em gái bạn thì ngôi nhà đó không được coi là tài sản chung nên không được chia tài sản sau ly hôn.
      • Trường hợp 2: Em gái bạn được bố mẹ chồng làm hợp đồng tặng cho, sang tên cho hai vợ chồng hoặc bố mẹ chỉ sang tên cho chồng nhưng vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung thì ngôi nhà được xác định là tài sản chung và em gái bạn được chia tài sản sau ly hôn.
      Tuy nhiên, trong trường hợp ngôi nhà không được xác định là tài sản chung của vợ chồng, căn cứ vào công sức đóng góp của gia đình em gái anh vào việc sửa chữa căn nhà, sau khi ly hôn em gái anh có quyền yêu cầu được bù đắp tương ứng với phần công sức đã bỏ ra sửa chữa căn nhà.
      Như vậy, trước tiên em gái anh nên thỏa thuận với gia đình bên chồng về việc thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con và phân chia tài sản khi ly hôn. Sau đó gửi đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
      Sau đó, Thẩm phán tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và công nhận thỏa thuận của các bên về sự tự nguyện ly hôn, việc phân chia tài sản, quyền nuôi con.
      Nếu vợ chồng em gái bạn không thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản và quyền nuôi con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn. Đồng thời thụ lý vụ án về tranh chấp tài sản sau ly hôn để đưa ra xét xử.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

  Miễn Phí: 1900.63.63.87