Thủ tục khiếu nại giải quyết tranh chấp đất lên ủy ban nhân dân là quyền của đương sự khi cho rằng cơ quan có thẩm quyền giải quyết đất xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình. Thủ tục khiếu nại được pháp luật quy định cụ thể. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm rõ những quy định về khiếu nại đất cũng như cách thức thực hiện việc khiếu nại.
Mục Lục
Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là gì?
Khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai là việc người sử dụng đất mặc dù được UBND cấp xã giải quyết tranh chấp đất nhưng họ không đồng ý với việc giải quyết nên thực hiện quyền khiếu nại việc giải quyết tranh chấp đất.
Quyền khiếu nại là quyền của công dân khi cho rằng việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thỏa mãn và không bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai?
Khi có tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải. Trường hợp không tự hòa giải thì nộp đơn yêu cầu tại UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải và xử lý yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013 và Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc giải quyết tranh chấp đất đai khi có yêu cầu của đương sự được UBND cấp có thẩm quyền giải quyết.
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án.
- Trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng BTNMT hoặc kiện lên Tòa án.
Nội dung đơn khiếu nại
- Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại
- Tên đơn khiếu nại (Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai)
- Tên người có thẩm quyền giải quyết hoặc cơ quan giải quyết
- Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại của người khiếu nịa
- Đối tượng bị khiếu nại. Nếu là quyết định hành chính thì ghi rõ cơ quan ra quyết định, ngày tháng năm ra quyết định, số quyết định.
- Nội dung vụ việc (trình bày rõ ràng, ngắn gọn, trung thực về vụ việc, quyền và lợi ích bị xâm phạm)
- Căm kết của người khiếu nại.
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …)
Thủ tục giải quyết khiếu nại
Giải quyết khiếu nại lần đầu
- Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền. Người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo thụ lý vụ án trong thời hạn 10 ngày.
- Bước 2: Người có thẩm quyền tiến hành xác minh hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung đơn khiếu nại.
- Bước 3: Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu tổ chức đối thoại. Kết quả đối thoại là một trong những căn cứ giải quyết khiếu nại.
- Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
(Cơ sở pháp lý: Điều 27, 29, 30, 31 Luật Khiếu nại 2011)
Căn cứ Điều 32 Luật Khiếu nại 2011 thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho:
- Người khiếu nại;
- Người có quyền, nghĩa vụ liên quan;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có thể tiếp tục khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện Tòa án theo quy trình tố tụng.
Thủ tục khiếu nại lần hai
- Bước 1: Thụ lý giải quyết khiếu nại.
- Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và gửi văn bản thông báo cho người khiếu nại.
- Bước 3: Nếu không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do trong văn bản thông báo.
- Bước 4: Xác minh nội dung khiếu nại
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại.
- Tổ chức đối thoại
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại
- Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho:
- Người khiếu nại;
- Người bị khiếu nại;
- Người giải quyết khiếu nại lần đầu;
- Người có quyền, nghĩa vụ liên quan;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.
Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần hai, người yêu cầu có thể khởi kiện tranh chấp đất đai đến Tòa án cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thủ tục giải quyết sẽ được thực hiện theo thủ tục chung.
Cơ sở pháp lý: Điều 36, 38, 39, 40, 41 Luật Khiếu nại 2011
Nội dung bài viết trên đây hướng đến khiếu nại giải quyết tranh chấp đất tại UBND có thẩm quyền. Trường hợp quý bạn đọc có thắc mắc về nội dung trên hoặc có nhu cầu gặp luật sư trao đổi trực tiếp về thủ tục khiếu nại tranh chấp đất đai, Quý khách hàng có thể liên hệ với Long Phan PMT thông qua hotline 1900.6363.87 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời mọi vướng mắc pháp lý. Xin cảm ơn.
>> Có thể bạn quan tâm:
Rất mong nhận được sự tư vấn từ phía luật sư về trường hợp đất đai thuộc lâm trường, nhưng được cấp chính quyền cho ở theo diện nhà tình thương và hộ nghèo ( có giấy cấp quyền sử dụng đất năm 1999). Đến 2010 chủ hộ đã lớn tuổi nên có viết di chúc để lại cho con gái. Thời gian sau, con trai của chủ hộ về ở chung đất và làm lại giấy tờ sau này, còn giành quyền sử dụng đất để chiếm và bán. Vậy, tôi là con gái chủ hộ hiện chỉ có giấy tờ trước đó nên làm thế nào để giành lại quyền ở và thừa nhận đất đai theo đúng pháp luật. Mong nhận được tư vấn từ phía luật sư. Xin cảm ơn !
Chào bạn,
Như bạn trình bày thì cha bạn có viết di chúc để lại phần diện tích đất nói trên cho bạn, để xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế, bạn cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, bao gồm những bước sau:
1. Người thừa kế liên hệ tổ chức công chứng và xuất trình HỒ SƠ theo quy định.
2. Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định pháp luật, tổ chức công chứng tiến hành thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.
3. Việc thụ lý phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó hoặc nơi có bất động sản là di sản.
4. Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
5. Khi đã hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế trên, người được hưởng di sản phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi phòng Tài Nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi mà không đủ diện tích so với hợp đồng mua bán đất vậy tôi có quyền làm đơn khiếu nại gửi lên chủ tịch UBND tỉnh không ạ? Mong luật sư trả lời!
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
Mong LS tư vấn cho tôi về trường hợp là gđ tôi mua đất và sử dụng từ năm 2003 đến này có ranh giới rõ ràng với các mãnh đất bên cạnh nhưng do chưa có điều kiện nên chưa đo sổ đỏ được. Tháng 1/2022 gia đình tôi ra yêu cầu địa chính xã vào đo đạc và cấp bìa đỏ thì mới phát hiện ra trên sơ đồ địa chính của xã số đất còn lại của gia đình tôi trên sơ đồ là 22m chiều ngang trong khi đó đất gia đình tôi mua và sử dụng từ trước tới giờ là 28m và mãnh đất bên cạnh gia đình tôi có diện tích thực là 33m chiều ngang nhưng k hiểu sao bìa đỏ được cấp lại là 39m. Gia đình tôi có khiếu nại lên UBND xã nhưng gia dinh bên cạnh k hợp tác để điều chỉnh lại sổ đỏ. Vậy giờ gia dinh tôi phải làm thế nào để đo được sổ đỏ theo đúng diện tích đất của mình ạ
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.