Thỏa thuận trọng tài không cụ thể thì giải quyết như thế nào?

Thỏa thuận trọng tài không cụ thể thì giải quyết như thế nào là thắc mắc của rất nhiều người trong vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Bởi trên thực tế có nhiều trường hợp hai bên có thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách hàng thông tin cần thiết về hướng giải quyết khi thỏa thuận trọng tài không cụ thể.

Giải quyết thỏa thuận trọng tài không cụ thể

Giải quyết thỏa thuận trọng tài không cụ thể

Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Theo Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như sau:

  • Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  • Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Theo Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 và Điều 3 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trọng tài thương mại, thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu trong các trường hợp sau đây:

  • Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài. Là trường hợp thỏa thuận trọng tài được xác lập để giải quyết tranh chấp không thuộc lĩnh vực quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010.
  • Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Là người xác lập thỏa thuận trọng tài khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền.

Về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu.

  • Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự. Là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này thì Tòa án cần thu thập chứng cứ để chứng minh người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tờ tài liệu chứng minh ngày tháng năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của Tòa án xác định, tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật Trọng tài thương mại 2010 là trường hợp thỏa thuận trọng tài không được xác lập bằng một trong các hình thức quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 và hướng dẫn tại Điều 7 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.
  • Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu là trường hợp một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép theo quy định tại Điều 4, Điều 132 của Bộ luật dân sự.
  • Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật là thỏa thuận thuộc trường hợp quy định tại Điều 128 của Bộ luật dân sự.

Như vậy, khi thuộc các trường hợp trên thì thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

>>>Xem thêm: Khi nào thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu

Các hình thức thỏa thuận trọng tài

Theo Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010, các hình thức thỏa thuận trọng tài được quy định như sau:

Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng

Thỏa thuận trọng tài thương mại chỉ được xác lập dưới hình thức văn bản, bao gồm cả:

  • Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
  • Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
  • Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
  • Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác
  • Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Hình thức thỏa thuận trọng tài

Hình thức thỏa thuận trọng tài

Thỏa thuận trọng tài không cụ thể thì giải quyết như thế nào?

Theo Khoản 5 Điều 43 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:

Trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn.

Như vậy, các bên khi thỏa thuận trọng tài đã không nêu rõ là sẽ giải quyết tranh chấp bằng hình nào và tại tổ chức trọng tài nào nên khi xảy ra tranh chấp các bên phải thỏa thuận lại hình thức và tổ chức trọng tài để giải quyết. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được hình thức, tổ chức trọng tài thì sẽ được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn.

>>>Xem thêm: Có được yêu cầu tòa án giải quyết khi đã có thỏa thuận trọng tài?

Luật sư tư vấn giải quyết thỏa thuận trọng tài không cụ thể

Luật sư tư vấn thỏa thuận trọng tài không cụ thể

Luật sư tư vấn thỏa thuận trọng tài không cụ thể

Như vậy trường hợp thỏa thuận trọng tài nhưng không cụ thể thì các bên có thể thỏa thuận lại. Trường hợp không thỏa thuận được có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Nếu quý khách có thắc mắc về vấn đề trên hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài, vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được hướng dẫn và hỗ trợ.

Các bài viết liên quan đến giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.6 (47 votes)

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8