Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phá sản là thủ tục cần thiết cho những doanh nghiệp có nguy cơ phá sản nhưng vẫn còn khả năng tái sinh. Phá sản không chỉ có nghĩa là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn là cơ hội để doanh nghiệp phục hồi. Pháp luật phá sản quy định về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, để biết thêm chi tiết mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Hướng dẫn thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Mục Lục
- 1 Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh là gì?
- 2 Khi nào phải thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh
- 3 Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- 4 Trình tự, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phá sản
- 4.1 Hồ sơ chuẩn bị
- 4.2 Thủ tục tiến hành
- 5 Luật sư hướng dẫn phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phá sản
Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 87 Luật Phá sản 2014 thì thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh được hiểu là một hình thức được áp dụng theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thống nhất việc cho phép doanh nghiệp nghiệp đang trong tình trạng mất khả năng thanh toán trước khi tiến hành thủ tục phá sản được tiếp tục hoạt động theo phương án đã xây dựng và được thông qua bởi các chủ nợ.
Quy định về phục hồi kinh doanh không chỉ tạo cơ hội cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được tiếp tục hoạt hoạt động kinh doanh mà còn bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các chủ nợ.
Khi nào phải thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh
Khả năng được áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phụ thuộc vào thiện chí của các chủ nợ.
Theo quy định tại Điều 87 Luật Phá sản 2014, sau khi thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, thủ tục phục hồi được áp dụng.
Doanh nghiệp áp dụng các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Căn cứ theo quy định tại Điều 88 Luật Phá sản 2014 quy định về nội dung của phương án phục kinh doanh. Theo đó, phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải nêu rõ các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh; các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ.
Các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh gồm:
- Huy động vốn;
- Giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ;
- Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh;
- Đổi mới công nghệ sản xuất;
- Tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất;
- Bán cổ phần cho chủ nợ và những người khác;
- Bán hoặc cho thuê tài sản;
- Các biện pháp khác không trái quy định của pháp luật.
Như vậy, pháp luật quy định rất nhiều phương án phục hồi mà doanh nghiệp có thể áp dụng. Tuy nhiên, việc xây dựng phương án phục hồi kinh doanh phải dựa trên tình trạng của doanh nghiệp vào thời điểm đó và không trái với quy định của pháp luật.
Nội dung cần lưu ý trong phương án phục hồi kinh doanh
Trình tự, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phá sản
Hồ sơ chuẩn bị
Khi tiến hành thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp phá sản, căn cứ vào Điều 87 Luật Phá sản 2014 thì doanh nghiệp cần chuẩn bị tài liệu sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy tờ pháp lý của người đại diện doanh nghiệp;
- Nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Phương án phục hồi kinh doanh;
- Bản ý kiến hoàn thiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (nếu có);
- Tài liệu khác (nếu có).
Thủ tục tiến hành
Để phục hồi hoạt động kinh doanh, công ty mất khả năng thanh toán cần xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được quy định tại Điều 87 Luật Phá sản 2014 như sau:
- Bước 1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến.
- Bước 2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi ý kiến cho doanh nghiệp, hợp tác xã để hoàn thiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ, Ban đại diện chủ nợ (nếu có).
- Bước 3. Ngay sau khi nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ báo cáo Thẩm phán.
- Bước 4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán xem xét trước khi đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện theo trình tự pháp luật quy định để thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh khi doanh nghiệp phá sản.
Luật sư hướng dẫn phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phá sản
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Luật Long Phan PMT cung cấp dịch vụ hướng dẫn phục hồi hoạt động kinh doanh khi doanh nghiệp phá sản:
- Tư vấn các quy định pháp lý liên quan đến thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Tư vấn hướng phục hồi phù hợp với tình hình doanh nghiệp;
- Tư vấn, hướng dẫn thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Đại diện doanh nghiệp thực hiện các thủ tục liên quan trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn làm thủ tục phá sản công ty
Luật sư hướng dẫn phục hồi hoạt động kinh doanh
Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp có nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản có cơ hội và điều kiện để tổ chức lại hoạt động kinh doanh. Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề trên, bạn có thể liên hệ luật sư doanh nghiệp hoặc qua hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn trực tiếp.
Các bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:
- Thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp
- Cách chia tài sản sau khi doanh nghiệp phá sản
- Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp phá sản
- Ai được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản? Thủ tục thực hiện
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.