Tăng giá dịch vụ, hàng hóa dịp tết có bị xử phạt không

Tăng giá dịch vụ, hàng hóa dịp Tết có bị xử phạt không là thắc mắc của người dân khi người bán hàng, thương nhân đẩy giá hàng hóa, dịch vụ lên cao vào dịp lễ tết. Việc tăng giá dịch vụ và hàng hóa trong dịp Tết không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến thị trường mà còn tác động đến lợi ích của người tiêu dùng. Vậy, cần làm gì để chấm dứt được hành vi trên? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý độc giả trả lời câu hỏi trên, mời quý khách tham khảo.

Xử lý tăng giá dịch vụ, hàng hóa vào dịp tết

Xử lý tăng giá dịch vụ, hàng hóa vào dịp tết

Khi nào tăng giá dịch vụ, hàng hóa bị phạt?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, Điều 7 Thông tư 31/2014/TT-BTC và khoản 6 Điều 1 Thông tư 153/2016/TT-BTC thì hành vi tăng giá hàng hóa bất hợp lý dịp Tết là hành vi thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  2. Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá:
  • Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai.
  • Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã hoặc phải kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP.
  • Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và yêu cầu đăng ký lại, kê khai lại mức giá theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hành vi tăng giá hàng hóa dịp Tết thuộc các trường hợp trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Các hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 177/2013/NĐ-CP thì danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá bao gồm:

  • Xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế bao gồm: xăng động cơ (không bao gồm xăng máy bay), dầu hỏa, dầu điêzen, dầu mazut;
  • Điện bán lẻ;
  • Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG);
  • Phân đạm urê; phân NPK;
  • Thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ;
  • Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;
  • Muối ăn;
  • Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;
  • Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;
  • Thóc, gạo tẻ thường;
  • Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, người bán hàng, cung cấp dịch vụ phải lưu ý các mặt hàng, dịch vụ cần phải thực hiện bình ổn giá để không phải bị xử phạt.

>>> Xem thêm: Trình tự thủ tục kê thông báo giá đối với hàng hóa, dịch vụ

Xử phạt khi tăng giá bán hàng hoá, dịch vụ bất hợp lý dịp Tết Nguyên đán

Xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, căn cứ xác định mức phạt đối với hành vi tự ý tăng giá đối với hàng hóa, dịch vụ, phí, lệ phí, hóa đơn, cụ thể như sau:

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:
  • Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.
  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
  2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
  3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
  4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng.
  5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều này.

Như vậy, đối với hành vi tự ý tăng giá sẽ bị phạt tiền, số tiền phạt có thể từ 1 triệu đồng đến 500 triệu đồng tùy vào giá trị hàng hóa tự ý tăng giá. Ngoài ra hành vi tự ý tăng giá có thể chịu các hình phạt bổ sung khắc phục hậu quả đi kèm như trả lại số tiền thu lợi bất chính, hạ giá bán về đúng mức giá đã đăng ký hoặc kê khai hoặc bị tước quyền đăng ký kinh doanh có thời hạn và vô thời hạn.

Tăng giá bất hợp lý dịp Tết Nguyên Đán

Tăng giá bất hợp lý dịp Tết Nguyên Đán

Có bị truy cứu trách nhiệm hình không

Trong trường hợp thương nhận có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế, mua vét hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được nhà nước định giá có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc nhằm thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đầu cơ theo Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Tội phạm trên có mức hình phạt được quy định như sau:

Khung 1: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Đối với pháp nhân thương mại phạt tội, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

Khung 2: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với trường hợp Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Đối với pháp nhân thương mại phạt tội, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

Khung 3: Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với trường hợp Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Đối với pháp nhân thương mại phạt tội, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đối với pháp nhân phạm tội thì có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

>>> Xem thêm: Tội đầu cơ là gì? Mức xử phạt tội đầu cơ hiện nay.

Thủ tục tố cáo hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ trái luật

Thẩm quyền giải quyết

Theo quy định Điều 42 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP) thì những người sau đây có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi liên quan đến niêm yết giá, định giá:

  • Các chức danh thuộc lực lượng quản lý thị trường: Đội trưởng đội quản lý thị trường; Cục trưởng cục quản lý thị trường; Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Tổng cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương.
  • Chánh Thanh tra Bộ Tài chính.
  • Chánh Thanh tra Sở Tài chính.
  • Thanh tra viên, Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về giá thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ.
  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện.
  • Riêng Chủ tịch UBND cấp xã chỉ được xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi về niêm yết giá quy định tại Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.

Như vậy, thẩm quyền xử phạt thuộc về các cơ quan, thanh tra viên, các cá nhân có thẩm quyền thuộc lực lượng quản lý thị trường, các chánh thanh tra Sở Tài chính, Bộ Tài chính cùng các chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ cần chuẩn bị cho việc tố cáo hành vi vi phạm bao gồm:

Thứ nhất, đơn tố cáo

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 đơn tố cáo phải ghi rõ:

  • Ngày, tháng, năm tố cáo;
  • Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;
  • Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
  • Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Thứ hai, chứng cứ liên quan để chứng minh (hình ảnh, ghi âm, video,… có chứa nguồn thông tin của hành vi vi phạm

Thứ ba, các giấy tờ pháp lý của người tố cáo (căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn giá trị sử dụng).

Thủ tục thực hiện

Trình tự giải quyết tố cáo hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ trái luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo, cụ thể như sau:

Bước 1: Tố cáo hành vi vi phạm đến người có thẩm quyền giải quyết tố cáo:

Người tố cáo có thể thực hiện tố cáo bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý ban đầu thông tin tố cáo:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo:

  • Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo;
  • Trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.

Bước 3: Thụ lý và xác minh tố cáo:

Trong thời hạn giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 30 Luật Tố cáo 2018, người giải quyết tố cáo sẽ thực hiện các công việc như sau:

  • Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày thụ lý, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo nội dung được tố cáo cho người bị tố cáo biết;
  • Tiến hành tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo;
  • Tạo điều kiện để người được tố cáo giải trình, đưa ra các tài liệu, chứng cứ chứng minh;
  • Sau khi xem xét nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.

Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo người giải quyết tố cáo:

Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:

  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
  • Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Tố cáo tiếp tiếp (nếu có):

  • Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng quy định của pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo.
  • Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo phải xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó. Nếu có căn cứ việc giải quyết tố cáo trước đó có sai phạm thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết lại vụ việc tố cáo.

Cơ sở pháp lý: Từ Điều 22 đến Điều 40 Luật Tố cáo 2018.

Xử phạt hành vi không tuân thủ quy định về giá hàng hóa, dịch vụ

Xử phạt hành vi không tuân thủ quy định về giá hàng hóa, dịch vụ

Dịch vụ luật sư tư vấn luật hành chính

Để hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền lợi của mình, Luật Long Phan PMT cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề sau:

  • Xem xét, đánh giá hành vi tự ý tăng giá hàng hóa, dịch vụ dưới góc độ pháp lý
  • Tư vấn các quy định pháp luật về các trường hợp tự ý tăng giá bán hàng hóa.
  • Tư vấn chuyên sâu về thủ tục tố cáo hành vi tự ý tăng giá dịch vụ, hàng hóa của người bán hàng.
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ.
  • Nhận đại diện để thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục tố cáo hành vi vi phạm.
  • Cử luật sư tham gia các buổi làm việc để giải quyết đơn tố cáo.

Như vậy, trong một số trường hợp, hành vi tự ý tăng giá sẽ là hành vi vi phạm pháp luật. Với hành vi trên, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Ngoài ra, hành vi trên cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần sử dụng dịch vụ luật sư, Quý khách có thể liên hệ với Luật Long Phan PMT hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87