Yêu cầu Tòa án xác nhận cha mẹ con là thủ tục nhằm xác định quan hệ nhân thân giữa cha, mẹ và con cái. Bên cạnh đó, thủ tục trên còn là cơ sở thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Dưới đây là dịch vụ tư vấn, hướng dẫn yêu cầu Tòa án xác nhận cha mẹ con ở Cần Thơ của Luật Long Phan PMT, mời quý khách tham khảo.
Yêu cầu về xác nhận cha mẹ con
Mục Lục
Quyền được xác định cha, mẹ, con
Quyền nhận cha, mẹ
Căn cứ Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, quyền nhận cha mẹ được quy định như sau:
- Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
- Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.
Trên thực tế vì nhiều lý do khác nhau chẳng hạn như trẻ em mồ côi bị bỏ rơi từ bé mà con không biết rõ cha, mẹ mình là ai. Chính vì vậy, việc nhận cha, mẹ của con là quy định mang tính nhân văn nhằm xác lập mối quan hệ gia đình, huyết thống giữa cha, mẹ và con.
Quyền nhận con cái
Tương tự quyền nhận cha, mẹ của con. Quyền nhận con của cha, mẹ cũng được quy định và đảm bảo thực hiện bởi pháp luật.
Căn cứ Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quyền nhận con được quy định như sau:
- Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
- Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.
Như vậy thì cha, mẹ có quyền nhận con ngay cả khi con đã chết. Ngoài ra, trong trường hợp người đang có vợ hoặc có chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.
Chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con
Căn cứ Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, người có quyền yêu cầu xác định cha mẹ con bao gồm:
- Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: Cha, mẹ, con, người giám hộ; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, ngoài cha, mẹ, con thì trong trường hợp luật định, các chủ thể khác như: người giám hộ; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ cũng có quyền yêu cầu Tòa án xác định quan hệ cha, mẹ, con.
Chủ thể có quyền yêu cầu xác nhận cha mẹ con
Thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận cha, mẹ, con
Thẩm quyền giải quyết
Căn cứ Khoản 10 Điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Căn cứ Điều 35, Điều 37, Điều 39, thẩm quyền giải quyết của Tòa án được xác định cụ thể như sau:
- Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu trên.
- Đối với yêu cầu mà có đương sự ở nước ngoài theo khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì do Tòa án Nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Hồ sơ cần chuẩn bị
Hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án xác nhận cha, mẹ, con gồm:
- Đơn yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ: Được trình bày theo Mẫu số 01-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP.
- Giấy khai sinh của người con cần chứng thực.
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con của người yêu cầu với người được yêu cầu.
- Và các chứng cứ liên quan khác có liên quan đến yêu cầu.
Như vậy, đương sự cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu trên để phục vụ cho quá trình yêu cầu công nhận cha mẹ con.
Cơ sở pháp lý: Điều 362 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Thủ tục giải quyết
Trình tự, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu Tòa án xác nhận cha, mẹ, con được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Bước 2: Tòa án xem xét đơn và thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí
Sau khi nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người yêu cầu biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng lệ phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng lệ phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng lệ phí.
Bước 3: Thông báo thụ lý sau khi người yêu cầu nộp lại biên lai tạm ứng lệ phí
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu.
Bước 4: Tiến hành chuẩn bị xét đơn yêu cầu
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá 01 tháng đối với trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây: Bổ sung tài liệu, chứng cứ; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản; Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu; Mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
Bước 5: Mở phiên họp giải quyết việc dân sự
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự.
Bước 6: Tiến hành phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị.
Cơ sở pháp lý: Từ Điều 361 đến Điều 380 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
>>> Xem thêm: Thủ tục yêu cầu Tòa án các nhận cha mẹ cho con
Dịch vụ luật sư hướng dẫn thủ tục yêu cầu Tòa án xác nhận cha, mẹ con ở Cần Thơ
Để hỗ trợ pháp lý đối với thủ tục xác nhận cha, mẹ cho con ở Cần Thơ, Long Phan PMT cung cấp các dịch vụ bao gồm:
- Tư vấn quy định pháp luật về quyền xác nhận cha, mẹ cho con và các vấn đề khác có liên quan.
- Tư vấn chi tiết về trình tự, thủ tục cần thực hiện để yêu cầu Tòa án xác nhận quan hệ cha, mẹ, con.
- Soạn thảo văn bản, đơn từ phục vụ thủ tục yêu cầu Tòa án xác nhận cha, mẹ, con.
- Đại diện khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ và làm việc với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết yêu cầu.
- Cử Luật sư tham gia tố tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Dịch vụ yêu cầu Tòa xác nhận cha mẹ con
Như vậy, để xác nhận quan hệ cha, mẹ, con, quý khách có thể nộp đơn yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến Tòa án. Yêu cầu trên được Tòa án xử lý theo thủ tục giải quyết việc dân sự của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Nếu còn có thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần luật sư hôn nhân gia đình tư vấn, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhé.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.