Đăng ký nhãn hiệu Quốc tế Đơn giản – Nhanh chóng tại Cần Thơ

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là việc chủ thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ra cơ quan nước ngoài đề nghị quốc gia đó chấp nhận bảo hộ cho nhãn hiệu của mình. Đây là một biện pháp quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khi đưa hàng hóa, dịch vụ của mình ra nước ngoài. Để biết được trình tự, thủ tục và các vấn đề liên quan ra sao, sau đây Luật Long Phan PMT xin gửi đến bài viết sau.

Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoàiĐăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài

Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Dưới đây là lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế

  • Doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu quốc tế có thể độc quyền sử dụng hàng hóa, dịch vụ tại quốc gia mà mình đăng ký, có thể tránh được mọi hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký bởi bất kỳ tổ chức hay bất cứ cá nhân nào ở nước sở tại
  • Tạo ra được lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng kinh doanh lĩnh vực đó
  • Có thể chuyển nhượng nhãn hiệu hoặc cho phép bên thứ 3 sử dụng nhãn hiệu trên cơ sở có thu phí sử dụng nhãn hiệu.
  • Tránh được việc bị chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài. Ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký.
  • Hạn chế chi phí tốn kém cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu.

Như vậy việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế mang lại rất nhiều lợi ích cho chủ thể đăng ký. Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho đơn vị đăng ký nhãn hiệu quốc tế và hạn chế chi phí tốn kém cho hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới nhãn hiệu.

>>>Xem thêm: Doanh nghiệp nên làm gì khi bị xâm phạm quyền nhãn hiệu của mình

Hình thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Hiện nay, việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế có 02 hình thức cơ bản. Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022) có quy định hình thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế gồm:

  • Đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua đại diện sở hữu trí tuệ của nước ngoài để nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trực tiếp tại quốc gia đó.
  • Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid (đăng ký theo nghị định thư Madrid hoặc theo thỏa ước Madrid) thông qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Như vậy,  cá nhân mang quốc tịch tại nước là thành viên của Hệ thống Madrid hoặc tổ chức có cơ sở kinh doanh hợp pháp tại nước là thành viên của Hệ thống Madrid có quyền nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid. Nếu như không thuộc trường hợp này thì có thể nộp đơn trực tiếp tại quốc gia đăng ký.

Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Thủ tục nộp đơn được quy định chi tiết tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN)

Hồ sơ và mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ tùy thuộc vào hình thức đăng ký mà khách hàng lựa chọn.

Thứ nhất, nộp đơn đăng ký trực tiếp tại nước chỉ định, thành phần hồ sơ gồm:

  • 01 đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu
  • 01 Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam, đánh máy theo mẫu số: 06-ĐKQT Phụ lục C của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ;
  • 01 bản chính mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • 01 giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện)

Thứ hai, Hồ sơ đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam theo hệ thống Madrid gồm:

  • Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid cần dựa trên đơn đăng ký cơ sở đã được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ hoặc đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
  • 02 Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam, đánh máy theo mẫu số: 06-ĐKQT Phụ lục C của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
  • 02 bản Tờ khai MM2 [đăng tải tại website: http://wipo.int (ngôn ngữ sử dụng là Tiếng Anh)];
  • 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo (Trường hợp đăng ký là nhãn hiệu màu thì ngoài 05 mẫu nhãn hiệu màu, người nộp đơn cần nộp 05 mẫu nhãn hiệu đen, trắng);
  • Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  • Bản photo đơn đăng ký cơ sở hoặc bản photo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • 02 bản MM18 trong trường hợp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định vào Hoa Kỳ;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có)

>>>Xem thêm: Tờ khai yêu cầu đăng ký  quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam

Cách thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

  • Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

 

Hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệuHình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Như vậy, quý khách hàng có thể lựa chọn một trong hai cách thức nộp đơn như trên. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích quý khách nên nộp đơn trực tiếp để các chuyên viên hướng dẫn chi tiết về việc sửa đổi trong trường hợp đơn đăng ký có sai sót.

Cơ quan nhận đơn và quy trình giải quyết đơn đăng ký

Do có 02 hình thức đăng ký nêu quy trình đăng ký cũng có 02 quy trình sau:

Thứ nhất, thủ tục đăng ký thông qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế

  • Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ được nộp cho Văn phòng quốc tế của WIPO thông qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  • Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định và chuyển đơn đăng ký cho Văn phòng quốc tế trong 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ.

Bước 2: Thẩm định đơn

  • Trường hợp WIPO nhận được đơn đăng ký trong thời hạn không quá 02 tháng kể từ ngày nộp đơn ở Cục Sở hữu trí tuệ thì ngày nộp đơn quốc tế được tính là ngày nộp đơn tại Việt Nam. Trường hợp quá 02 tháng, ngày nhận đơn tại Văn phòng quốc tế được tính là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
  • WIPO thẩm định hình thức đơn, nếu hợp lệ thì đơn đăng ký sẽ được dịch sang các ngôn ngữ khác và công bố trên công báo sở hữu công nghiệp.
  • Sau đó, đơn đăng ký được gửi cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia thành viên được chỉ định bảo hộ và ấn định ngày bắt đầu tính thời hạn thẩm định để các quốc gia đó xem xét.
  • Nếu quá thời hạn thẩm định mà WIPO không nhận được bất kỳ phản hồi nào thì nhãn hiệu được coi là có hiệu lực ở các quốc gia đó.

Bước 3: Thông báo kết quả nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Thứ hai, thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid 

Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (thủ tục không bắt buộc)

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ nộp đơn sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu khả thi

Thời gian từ 3 – 5 ngày làm việc kể từ khi có đủ thông tin và tài liệu do khách hàng cung cấp.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Bước 4: Theo dõi tiến trình đơn đăng ký nhãn hiệu

WIPO sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn, nếu hợp lệ đơn sẽ được dịch sang các ngôn ngữ khác và công bố trên công báo sở hữu công nghiệp. Sau đó, đơn đăng ký sẽ được gửi cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia thành viên được chỉ định bảo hộ. Đồng thời ấn định ngày bắt đầu tính thời hạn thẩm định nội dung là 12 tháng (theo Thỏa ước) hoặc 18 tháng (theo Nghị định thư) để các quốc gia đó xem xét. Nếu quá thời hạn nêu trên mà WIPO không nhận được bất kỳ phản hồi nào thì nhãn hiệu mặc nhiên được coi là có hiệu lực ở các quốc gia đó.

Bước 5: Nhận kết quả nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Như vậy, tùy vào lựa chọn của quý khách hàng thì sẽ tương ứng với các quy trình đã phân tích ở trên.

Đăng ký thông qua Cục sở hữu trí tuệ Việt NamĐăng ký thông qua Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

Chi phí thực hiện đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Chi phí đăng ký nhãn hiệu mỗi nước là khác nhau và thường không thống nhất. Kể cả khi chủ đơn nộp đơn theo hệ thống Madrid thì ngoài lệ phí chung quý khách vẫn phải trả lệ phí riêng theo quốc gia chỉ định đơn. Lệ phí đăng ký nhãn hiệu quốc tế thường cao gấp nhiều lần với lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Như vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể thì sẽ có mức chi phí riêng.

>>>Xem thêm: Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ- Nhãn hiệu độc quyền tại TP.HCM

Dịch vụ Luật sư đăng ký nhãn hiệu quốc tế nhanh chóng hiệu quả

Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về đăng ký nhãn hiệu nước ngoài thì chúng tôi còn cung cấp thêm cho quý khách các dịch vụ sau:

  • Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại nước đăng ký;
  • Đại diện khách hàng nộp, sửa đổi, bổ sung đơn từ và các tài liệu liên quan, tham gia tất cả các buổi làm việc với cơ quan nhà nước, nộp phí, lệ phí và thực hiện các thủ tục khác để thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn, thực hiện việc khiếu nại, khiếu kiện hành chính khi phát hiện có dấu hiệu sai phạm của cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
  • Soạn thảo các đơn từ, hồ sơ đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Việt Nam;

Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế phần nào giúp doanh nghiệp tránh được việc bị làm giả, làm nhái hàng hóa kém chất lượng ảnh hưởng đến uy tín. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và hỗ trợ pháp lý về sở hữu trí tuệ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi  qua trang tư vấn sở hữu trí tuệ hoặc số Hotline 1900.63.63.87 hoặc liên hệ trực tiếp với Luật Long Phan PMT của chúng tôi để được tư vấn một cách nhanh chóng và kịp thời.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87