Hộ sinh tráo con của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Hộ sinh tráo con của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không cần xác định hành vi của hộ sinh có đủ để cấu thành tội danh hay không. Trẻ em luôn là đối tượng được pháp luật quốc tế bảo vệ, là đối tượng dễ bị lợi dụng nhất. Vì vậy việc hộ sinh xâm phạm quyền trẻ em bởi hành vi cố ý tráo con của người khác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Bài viết dưới đây đưa thông tin về cách xử phạt đối với việc tráo con của người khác.

Trách nhiệm hình sự hộ sinh tráo con

Trách nhiệm hình sự hộ sinh tráo con

Bảo vệ quyền trẻ em theo luật

Trách nhiệm bảo đảm về chăm sóc sức khỏe trẻ em

Tại Điều 43 Luật Trẻ em 2016 thì việc chăm sóc sức khỏe trẻ em được quy định như sau:

  • Nhà nước có chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi; chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định của pháp luật.
  • Ưu tiên tư vấn, bảo vệ, chăm sóc về sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi và trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi, trẻ em bị xâm hại phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ.
  • Nhà nước có chính sách, biện pháp tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là tử vong trẻ sơ sinh; xóa bỏ phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em.
  • Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế phù hợp với độ tuổi, nhóm đối tượng và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ.
  • Nhà nước có chính sách, biện pháp để trẻ em được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh và điều kiện vệ sinh cơ bản, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
  • Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ủng hộ, đầu tư nguồn lực để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Các hành vi bị nghiêm cấm theo luật trẻ em

Các hành vi bị nghiêm cấm làm đối với trẻ em được quy định tại Điều 6 của Luật Trẻ em  2016:

  • Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
  • Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
  • Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
  • Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
  • Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
  • Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.
  • Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
  • Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.
  • Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.
  • Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
  • Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.
  • Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.
  • Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
  • Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.
  • Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.

Như vậy, các hành vi nêu trên là hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Trẻ em 2016. Nếu cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình hoặc cá nhân thực hiện các hành vi trên thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Trẻ em có quyền lợi gì

Trẻ em có quyền lợi gì

Cấu thành tội phạm tội đánh tráo người dưới 01 tuổi

Căn cứ điều 152 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về cấu thành tội đánh tráo người dưới 01 tuổi như sau:

Mặt khách quan

Hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm là đánh tráo người dưới 01 tuổi. Được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn để thay thế đứa bé này với đứa bé khác mà bố mẹ của một hoặc của cả hai đứa trẻ không biết. Nguyên nhân của hiện tượng này thường là do tư tưởng trọng nam, khinh nữ muốn tráo đổi bé gái để lấy bé trai hoặc tráo đổi những đứa bé dị tật, không lành lặn để lấy được bé lành lặn hoặc cũng có thể đánh tráo giữa những đứa trẻ khác nhau.

Thủ đoạn phạm tội là dưới bất kỳ hình thức nào nhưng chủ yếu là lén lút đánh tráo.

Địa điểm thực hiện tội phạm chủ yếu là bệnh viện, nhà hộ sinh.

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với hành vi. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm.

Mặt khách thể

Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi xâm phạm đến quyền được sống với cha mẹ ruột của người dưới 01 tuổi, quyền chăm sóc, nuôi dưỡng từ cha mẹ và quyền được bảo vệ của trẻ em.

Đối tượng của tội phạm là người dưới 01 tuổi.

Mặt chủ quan

Người thực hiện hành vi đánh tráo người dưới 01 tuổi với lỗi cố ý, mà chủ yếu là cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, tuy nhiên thông thường có thể mục đích là vì vụ lợi, mong muốn được có con trai hoặc con lành lặn,… và động cơ là trả thù, vì mối quan hệ gia đình.

Mặt chủ thể

Chủ thể của tội đánh tráo người dưới 01 tuổi là người có năng lực trách nhiệm đầy đủ, và đạt đủ độ tuổi do luật định. Hành vi đánh tráo có thể do chính bố mẹ đứa trẻ thực hiện nhưng cũng có thể do bác sĩ hoặc nhân viên y tế trong bệnh viện hoặc nhà hộ sinh thực hiện, hoặc do người khác thực hiện.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi tráo đổi con

Căn cứ Điều 152 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung  2017 quy định về Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi bị xử phạt như sau:

Khung 1: Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
  • Đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
  • Phạm tội 02 lần trở lên.

Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tráo cao người khác phải chịu trách nhiệm gì?

Tráo cao người khác phải chịu trách nhiệm gì?

>>>Xem thêm: căn cứ xử lý hình sự hành vi tráo trẻ sơ sinh trong bệnh viện vì mục đích vụ lợi

Luật sư bào chữa cho hộ sinh có hành vi tráo con của người khác

Luật Long Phan PMT cung cấp đến Quy khách hàng dịch vụ bào chữa cho hộ sinh có hành vi tráo con của người khác như sau:

  • Đảm bảo lời khai của bị cáo được khách quan;
  • Hạn chế các sai phạm của điều tra viên, kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố (tránh tình trạng bị bức cung, ép cung, dùng nhục hình…);
  • Thu thập và kiến nghị cơ quan chức năng thu thập chứng cứ có lợi cho bị cáo;
  • Thực hiện các thủ tục cần thiết để bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ, chuyển khung hình phạt.
  • Giúp cho thân chủ đưa ra định hướng, phương pháp khắc phục hậu quả, thu thập tài liệu, chứng cứ minh oan, giảm nhẹ hình phạt hoặc tìm ra sự thật khách quan của vụ án.
  • Gặp gỡ làm việc với cơ quan tố tụng để bảo vệ thân chủ theo đúng quy định pháp luật.
  • Tham gia tranh tụng tại Tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ

Hành vi tráo con có thể được giảm nhẹ tội hoặc không định Tội đánh tráo con người khác nếu cung cấp đủ chứng cứ chứng minh không phải lỗi cố ý. Vì vậy thu thập đủ tài liệu, chứng cứ để phục vụ cho các giai đoạn xét xử để giảm nhẹ tội danh. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 1900.63.63.87 hoặc liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Long Phan PMT của chúng tôi để được tư vấn luật hình sự một cách nhanh chóng và kịp thời.

Scores: 4.6 (57 votes)

Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8