Các ngành nghề doanh nghiệp bị cấm kinh doanh

Các ngành nghề doanh nghiệp bị cấm kinh doanh được quy định trong Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hiện hành. Để việc đầu tư, kinh doanh tránh được những rủi ro pháp lý không đáng có, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định pháp luật về ngành nghề cấm kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin pháp lý có liên quan về vấn đề nêu trên.

Ngành nghề không được kinh doanh

Ngành nghề không được kinh doanh

Ngành nghề bị cấm kinh doanh theo quy định pháp luật

Pháp luật hiện nay có quy có 8 ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh sau đây:

  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
  • Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I;
  • Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II;
  • Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
  • Kinh doanh mại dâm;
  • Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
  • Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
  • Kinh doanh pháo nổ.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020

>>>Xem thêm: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Pháp luật quy định ra sao?

Xử lý hành vi kinh doanh ngành nghề bị cấm

Chế tài xử lý khi vi phạm

Chế tài xử lý khi vi phạm

Hành vi kinh doanh ngành nghề bị cấm tùy vào tính chất và mức độ mà tổ chức, cá nhân có liên quan sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính

  1. Đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

CSPL: Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP

  1. Đối với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm thì tùy theo khối lượng, giá trị hàng hóa hoặc khoản thu lợi bất chính mà mức xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Riêng đối với hành vi sản xuất hàng cấm thì mức phạt gấp đôi mức phạt của hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm (trừ trường hợp buộc tiêu hủy tang vật); tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng cấm; tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng;
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tang vật; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm.

CSPL: Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

  1. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng tùy theo giá trị và loại động vật (thông thường hay quý hiếm).
  • Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm;
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.

Đây là mức phạt tiền dành cho cá nhân vi phạm. Tổ chức vi phạm thì áp dụng gấp đôi mức phạt tiền cá nhân.

CSPL: Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP.

  1. Hành vi bán dâm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm; Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

CSPL: Điều 25 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Lưu ý, các mức phạt nêu trên áp dụng cho cá nhân vi phạm, trường hợp do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt đối với cá nhân.

>>>> Xem thêm: Kinh doanh không đúng ngành nghề bị xử phạt ra sao?

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Tùy theo tính chất, mức độ hành vi mà hành vi kinh doanh ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh, pháp nhân phạm tội, người đại diện theo pháp luật và/hoặc những người có liên quan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau đây:

  1. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) (Sau đây gọi tắt là BLHS) (áp dụng cho cả pháp nhân thương mại phạm tội);
  2. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo Điều 191 BLHS (áp dụng cho cả pháp nhân thương mại phạm tội);
  3. Các tội phạm về ma túy như: Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248 BLHS), Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 BLHS), Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS), Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS).
  4. Trường hợp kinh doanh dịch vụ đòi nợ, người đòi nợ có hành vi đe dọa giết người hoặc xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về: Tội đe doạ giết người (Điều 133 BLHS), Tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Điều 158 BLHS), Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS); Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS)
  5. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234 BLHS).
  6. Các tội phạm về mại dâm: Tội chứa mại dâm (Điều 327 BLHS), Tội môi giới mại dâm (Điều 328 BLHS), Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS).
  7. Các tội phạm về mua bán người: Tội mua bán người (Điều 150 BLHS), Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151 BLHS), Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154 BLHS).

Luật sư tư vấn ngành nghề kinh doanh và luật doanh nghiệp

Tư vấn pháp lý về ngành nghề bị cấm

Tư vấn pháp lý về ngành nghề bị cấm

  • Tư vấn chuyên sâu về danh mục những ngành nghề kinh doanh bị nhà nước cấm
  • Tư vấn về đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2020
  • Dịch vụ soạn thảo các văn bản, hồ sơ cần thiết để thực hiện thủ tục doanh nghiệp theo quy định;
  • Hỗ trợ, đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục khi đăng ký kinh doanh các ngành nghề, thủ tục đầu tư;
  • Tư vấn, hỗ trợ thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư theo quy định của pháp luật
  • Các công việc khác theo quy định của pháp luật.

>>>Xem thêm: Thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng

Như vậy, khi công ty kinh doanh ngành nghề bị cấm, tùy mức độ, tính chất hành vi, tổ chức, cá nhân sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp Quý độc giả có bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu tư vấn luật doanh nghiệp hoặc sử dụng dịch vụ luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87