Tổ chức nạo phá thai trái phép có đi tù không là câu được đặt ra của rất nhiều người khi tình trạng tổ chức nạo, phá thai trái phép ngày càng gia tăng. Hành vi nạo, phá thai khi không được cấp phép của các cơ quan y tế có thẩm quyền là hành vi trái quy định của pháp luật. Dưới đây chúng tôi sẽ nói rõ hơn về tội nạo, phá thai trái phép và các trường hợp bị phạt tù khi thực hiện hành vi bị cấm này.
Nạo phá thai trái phép
Mục Lục
Cấu thành tội nạo phá thai trái phép
Chủ thể
Tội phạm này có chủ thể là người đạt độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Khách thể
Hành vi nạo, phá thai trái phép không những xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người phụ nữ mang thai mà còn xâm phạm đến những quy định của Nhà nước về an toàn y tế, bảo vệ sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi phá thai trái phép, đã cố ý với hành vi phá thai, nhưng vô ý gây thiệt hại đến sức khỏe cho người khác hoặc làm chết người.
Mặt khách quan
Hành vi phá thai trái phép là thực hiện việc nạo, phá thai cho người khác khi không được cấp giấy phép hoạt động hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép dẫn đến gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người đó hoặc đã bị xử lý mà vẫn vi phạm.
Mức phạt cho hành vi nạo phá thai trái phép
Xử phạt hành chính
Khi có các hành vi liên quan đến việc nạo, phá thai trái phép sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 28/09/2020 như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
- Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;
Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
Như vậy, nếu tổ chức, cơ sở y tế hoặc cá nhân nào biết nào biết rõ lý do người mẹ phá bỏ thai vì lý do lựa chọn giới tính mà vẫn thực hiện thì bị xử phạt cao nhất từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Cơ sở pháp lý: Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 28/09/2020
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Pháp luật đã quy định về hình phạt cho hành vi nạo phá thai trái phép có thể lên tới 15 năm tù. Theo đó, căn cứ Điều 316 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định có 3 mức phạt cho các trường hợp như sau:
Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Làm chết 02 người;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Làm chết 03 người trở lên;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Vậy, tùy từng trường hợp mà người thực hiện hành vi nạo phá thai trái phép bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cơ sở pháp lý: Điều 316 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Phạt tù đối với tổ chức nạo phá thai trái phép
Phạt tù nạo phá thai trái phép
Hiện nay, pháp luật Hình sự đã có những khung hình phạt truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi nạo phá thai trái phép. Tổ chức, người thực hiện hành vi phá thai trái phép cho người khác tùy vào từng trường có các khung hình phạt khác nhau được quy định tại Điều 316 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Theo đó:
- Các cá nhân tổ chức khi thực hiện việc phá thai trái phép có thể vị xử lý hình sự với mức hình phạt cao nhất 7-15 năm tù.
- Ngoài ra, còn phạt tiền từ 5-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện việc nạo phá thai trái phép.
Cơ sở pháp lý: Điều 316 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Luật sư bào chữa tội nạo phá thai trái phép
- Đưa ra các biện pháp bào chữa có lợi cho khách hàng
- Tìm các chứng cứ, tình tiết giảm nhẹ tội
- Luật sư đại diện tranh luận tại Tòa án
- Luật sư hỗ trợ thực hiện các giấy tờ cần thiết
- Tư vấn các vấn đề liên quan
Trên đây là toàn bộ thông tin về tội tổ chức nạo phá thai trái phép được quy định theo pháp luật. Nội dung trên bao gồm dấu hiệu phạm tội và các khung hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn cụ thể hoặc có nhu cầu dùng dịch vụ luật sư nêu trên có thể liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua hotline 1900636387 để được hỗ trợ.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.