Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có bắt buộc hòa giải hay không là một trong số những thắc mắc của nhiều người hiện nay khi lựa chọn phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này theo các quy định tại Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Bên cạnh đó, bài viết cũng sẽ cung cấp cho bạn trình tự, thủ tục hòa giải, công nhận hòa giải thành.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có bắt buộc hòa giải
Mục Lục
Pháp luật quy định như thế nào về Trọng tài?
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Pháp luật Việt Nam quy định Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với các tranh chấp sau:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Cơ sở pháp lý: Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Việc giải quyết tranh chấp theo phương thức Trọng tài cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Cơ sở pháp lý: Điều 4 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
>>>Xem thêm: Trọng tài thương mại là gì? Được pháp luật quy định như thế nào?
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Bên cạnh việc xem xét thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, một tranh chấp muốn được giải quyết theo phương thức Trọng tài còn cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận Trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Cơ sở pháp lý: Điều 5 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
>>> Xem thêm: Có được yêu cầu tòa án giải quyết khi đã có thỏa thuận trọng tài
Điều kiện chọn trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp
Có bắt buộc hòa giải khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hay không?
Theo quy định tại Điều 9 Luật Trọng tài thương mại 2010, trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Như vậy, nếu hai bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì không bắt buộc phải hòa giải để giải quyết tranh chấp đó.
Cơ sở pháp lý: Điều 9 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Có thể thấy, quy định về hòa giải khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khác với khi giải quyết theo phương thức Tòa án. Cụ thể, Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này. Như vậy, khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án, việc hòa giải là bắt buộc.
Cơ sở pháp lý: Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Trình tự, thủ tục hòa giải, công nhận hòa giải thành
Nếu các bên trong tranh chấp lựa chọn hòa giải để giải quyết tranh chấp đó thì trình tự, thủ tục hòa giải, công nhận hòa giải thành được tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
Bước 2: Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên.
Bước 3: Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
Cơ sở pháp lý: Điều 58 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Hướng dẫn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
- Luật sư tư vấn hướng dẫn soạn thảo đơn khởi kiện để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
- Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý, chuẩn bị hồ sơ gửi cơ quan chức năng theo yêu cầu của khách hàng.
- Thay mặt khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện các công việc khác để hỗ trợ khách hàng.
Tóm lại, khi lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, các bên không bắt buộc phải hòa giải mà có thể tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải để giải quyết tranh chấp đó. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc về giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài hoặc cần TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.