Xác định các khoản yêu cầu bồi thường khi bên vận chuyển vi phạm hợp đồng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, khi bên vận chuyển không thực hiện đúng các cam kết dẫn đến vi phạm hợp đồng thì việc xác định các khoản yêu cầu bồi thường là một điều rất quan trọng mà cả hai bên đều quan tâm. Bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường các khoản nào?  với mức bồi thường cụ thể ra sau? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về vấn đề Xác định các khoản yêu cầu bồi thường khi bên vận chuyển vi phạm hợp đồng.

Ba điều kiện để được yêu cầu bồi thường

Các khoản yêu cầu bồi thường khi bên vận chuyển vi phạm hợp đồng

>>>Xem thêm: Điều khoản cơ bản trong thỏa thuận bảo mật thông tin trước khi giao kết hợp đồng

Căn cứ để yêu cầu bên vận chuyển bồi thường thiệt hại

Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015, để có thể yêu cầu bên vận chuyển hàng hóa thực hiện việc bồi thường thiệt hại, cần phải thỏa mãn 3 điều kiện như sau:

Có thiệt hại xảy ra, và thiệt hại định lượng được bằng tiền.

Bên vận chuyển không đảm bảo đúng các điều kiện như trong cam kết hợp đồng dẫn đến thiệt hại, mất mát cho bên còn lại là điều kiện tiên quyết để yêu cầu họ chịu trách nhiệm bồi thường. Các thiệt hại do bên vận chuyển gây ra đã ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thuê vận chuyển. Các thiệt hại đó cần phải được hai bên lượng hóa thành số tiền cụ thể để dễ dàng yêu cầu bên vận chuyển bồi thường khoản tiền tương ứng hoặc thực hiện nghĩa vụ thích tương thích với thiệt hại đã xảy ra.

Có hành vi vi phạm hợp đồng

Hợp đồng vận chuyển thường là các hợp đồng song vụ. Do vậy, quyền lợi của bên thuê vận chuyển sẽ được đảm bảo từ việc chấp hành tốt các thỏa thuận trong hợp đồng của bên vận chuyển. Việc bên vận chuyển có hành vi vi phạm hợp đồng đã xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi và đối tượng của hợp đồng có thể sẽ không thực hiện được . Như vậy, đây cũng là căn cứ để yêu cầu bên vận chuyển bồi thường.

Có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận tại hợp đồng hoặc quy định trong văn bản pháp luật.

Để yêu cầu bồi thường, bên thuê vận chuyển cần chứng minh được các thiệt hại của mình là hệ quả của hành vi vi phạm hợp đồng của bên vận chuyển. Các quy định mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng đã bị bên vận chuyển thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ dẫn đến thiệt hại đã xảy ra trên thực tế cho bên thuê vận chuyển. Việc xác định rõ mối quan hệ nhân quả trên cũng sẽ giúp bên thuê vận chuyển xác định chính xác nhất các khoản để yêu cầu bồi thường.

các khoản yêu cầu bồi thường

Cần thỏa mãn ba điều kiện để được yêu cầu bồi thường thiệt hại

>>>Xem thêm: Điều khoản cần lưu ý trong hợp đồng vận chuyển

Các khoản yêu cầu bồi thường thiệt hại

Tổn thất về tài sản bị hư hại do vận chuyển

Việc đền bù về các thiệt hại của bên vận chuyển sẽ tuân theo quy định mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển. Nếu giữa bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa có thỏa thuận bằng điều khoản hợp đồng ghi nhận nội dung xác định mức trách nhiệm bồi thường thì bên vận chuyển  phải bồi thường theo mức quy định trong điều khoản đó.

Trong trường hợp các bên không thỏa thuận với nhau về mức bồi thường cho tổn thất tài sản bị hư hại thì về nguyên tắc, các tổn thất về tài sản do vận chuyển sẽ phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời cho bên thuê vận chuyển, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng

Chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại

Nếu tài sản, hàng hóa được thuê vận chuyển bị mất thì chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại sẽ  được xem xét dựa trên tình trạng hiện tại của tài sản, giá trị thị trường của tài sản ở thời điểm xảy ra thiệt hại.

Nếu tài sản, hàng hóa được thuê vận chuyển bị hủy hoại đến mức không có khả năng phục hồi thì chi phí khắc phục được xem xét là khoản tiền cần thiết để mua lại hàng hóa và tài sản đó. Nếu tài sản và hàng hóa vẫn có thể sửa chữa được thì chi phí khắc phục là khoản tiền dùng để sửa chữa hàng hóa, tài sản đã bị hỏng.

Chi phí để khắc phục thiệt hại còn được tính dựa vào mức thỏa thuận giữa các bên. Do vậy, mức chi phí này chỉ là một khoản tiền “ hợp lý” trong khoản thỏa thuận giữa các bên giao kết hợp đồng vận chuyển với nhau.

lợi nhuận

Lợi nhuận đáng lẽ được hưởng cũng là một trong các khoản được yêu cầu bồi thường

>>>Xem thêm: Cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Lợi ích (lợi nhuận) trực tiếp đáng lẽ được hưởng từ hợp đồng mang lại

Theo quy định, “giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”

Trong trường hợp hàng hóa được bên thuê vận chuyển dùng để thực hiện các hoạt động kinh doanh, sinh lợi khác thì bên vận chuyển cũng phải bồi thường khoản lợi ích, lợi nhuận đáng lẽ bên thuê vận chuyển sẽ nhận được nếu bên vận chuyển  thực hiện đúng theo giao kết hợp đồng.

Lợi nhuận được bồi thường phải là các nguồn lợi trực tiếp phát sinh từ hàng hóa, tài sản đã bị thiệt hại. Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ phải chứng mình tổn thất đáng lẽ được hưởng nếu bên vận chuyển không vi phạm hợp đồng.

Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ với bên thứ ba

Khi bên thuê vận chuyển giao kết hợp đồng với bên thứ ba có đối tượng là các hàng hóa và tài sản đã bị thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng của bên thuê vận chuyển thì chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ cũng phải được bên vận chuyển bồi thường. Việc đánh giá các yếu tố “thực tế” và “trực tiếp” đối với chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ với Bên Thứ Ba sẽ do các bên tự thỏa thuận dựa trên tình hình thực tế hoặc sẽ được quyết định bởi Tòa án Việt Nam tùy từng trường hợp cụ thể.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về việc xác định các khoản yêu cầu bồi thường khi bên vận chuyển vi phạm hợp đồng. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này xin liên hệ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG hoặc có nhu cầu tìm LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG để hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cám ơn!

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87