Những việc cần làm trước khi xuống tiền đặt cọc mua nhà đất là gì? Trước khi ký hợp đồng đặt cọc mua nhà đất cần kiểm tra gì về tình trạng mảnh đất để tránh những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro sau này. Bài viết dưới đây của Luật Long Phan PMT sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc, mời Quý bạn đọc theo dõi.
Những việc cần làm trước khi xuống tiền đặt cọc mua nhà đất
Một số vấn đề cần làm trước khi đặt cọc mua nhà đất
Đối với mua bán nhà đất, trước khi đặt cọc chúng ta cần phải kiểm tra những thông tin pháp lý về mảnh đất có ý định đặt cọc để tránh bị lừa đảo, tiền mất tật mang.
Mục Lục
- 0.1 Kiểm tra thông tin quy hoạch nhà đất
- 0.2 Kiểm tra thông tin chủ sử dụng đất
- 0.3 Kiểm tra hiện trạng nhà đất và diện tích đất, tài sản gắn liền với đất
- 0.4 Kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất có tranh chấp hay không?
- 1 Có cần công chứng Hợp đồng đặt cọc không?
- 2 Dịch vụ luật sư kiểm tra tình trạng pháp lý và soạn thảo hợp đồng đặt cọc nhà đất
- 3 Có cần công chứng Hợp đồng đặt cọc không?
- 4 Dịch vụ luật sư kiểm tra tình trạng pháp lý và soạn thảo hợp đồng đặt cọc nhà đất
Kiểm tra thông tin quy hoạch nhà đất
Trước khi tiến hành mua bán đất, chúng ta cần phải tiến hành kiểm tra quy hoạch đối với mảnh đất mà chúng ta đang định mua. Xem mảnh đất này có nằm trong vùng quy hoạch dự án hay không.
Thực tế nhiều căn nhà rao bán gấp có thể do đang vướng quy hoạch. Do đó, chúng ta cần đến tham khảo tại bộ phận địa chính xã, phường hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện nơi có nhà đất để kiểm tra chính xác liệu nhà đất này có thuộc khu quy hoạch hay không.
Nếu đất đã có sổ đỏ thì thông tin quy hoạch thường sẽ được ghi trực tiếp tại phần ghi chú trong sổ, trong đó nêu rõ lô đất này đang trong diện quy hoạch gì. Người mua có thể xem xét quy hoạch đó có phù hợp với mình không để tiến hành thực hiện mua đất.
Kiểm tra thông tin chủ sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013, Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất, gồm 7 nhóm chủ thể. Một số chủ thể sẽ có quyền chuyển nhượng theo quy định của Luật Đất đai.
Do đó, tiến hành kiểm tra, xem xét thông tin chủ sử dụng để biết ai là người có quyền định đoạt mảnh đất trên, có quyền tiến hành các giao dịch chuyển nhượng, …Trường hợp đất thuộc quyền sử dụng của vợ chồng hay hộ gia đình thì cần có sự đồng ý của cả vợ và chồng; của tất cả các thành viên có quyền trong hộ gia đình mới có thể tiến hành các giao dịch liên quan đến đất.
Khi giao dịch người mua cần yêu cầu bên bán xuất trình giấy tờ tùy thân chứng minh chủ sử dụng đối với đất, văn bản ủy quyền hoặc đồng thuận của các thành viên nếu như bán đất của hộ gia đình. Việc phải kiểm tra chủ sở hữu đất tránh những tranh chấp sau này như vợ đòi lại đất chồng tự ý bán hay các thành viên khác có quyền của gia đình đòi lại đất do người đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận tự ý bán mà chưa được đồng ý.
Thực tế, hiện nay rất phổ biến trường hợp lừa đảo với cách thức dùng giấy tờ nhà là giả hoặc thật và giấy tờ tùy thân là giả thể hiện mình là chủ sử dụng đất lại để nhận đặt cọc của nhiều người sau đó bỏ trốn.
Do đó, việc kiểm tra thông tin chủ sử dụng đất là vô cùng cần thiết. Người mua cần cẩn trọng trước những thông tin mà người bán đưa ra, không nên đặt mọi sự tin tưởng hoàn toàn mà cần có sự xem xét kỹ lưỡng.
Kiểm tra hiện trạng nhà đất và diện tích đất, tài sản gắn liền với đất
Việc kiểm tra hiện trạng nhà đất sẽ giúp người mua biết được chính xác tổng diện tích đất, diện tích đất đã dùng để xây dựng nhà, diện tích đang bị lấn chiếm và diện tích đất còn lại chưa sử dụng, nguồn gốc của đất. Đồng thời, qua đó cũng biết được tổng số ngôi nhà đã được xây dựng và hiện trạng ra sao.
Người mua cần đến đúng vị trí nhà đất, quan sát vị trí, cảnh quang xung quanh và nên tiếp xúc với hàng xóm, những người dân sinh sống xung quanh nhà đất ấy để có thể tìm hiểu thêm được nhiều thông tin. Chính việc kiểm tra này sẽ giúp chúng ta có quyết định đúng đắn trước khi đặt cọc.
Ngoài việc kiểm tra hiện trạng nhà đất, người mua cần tiến hành việc kiểm tra diện tích đất, tài sản gắn liền với đất. Do có nhiều trường hợp diện tích đất được công nhận trên sổ đỏ thấp hơn so với thực tế do chủ đất lấn chiếm hoặc vì các lý do khác, chúng ta nên xem xét kỹ lưỡng và nên yêu cầu chủ đất giải trình về sự chênh lệch số liệu thực tế với số liệu được ghi trên sổ đỏ. Cùng với đó là hiện trạng tài sản, công trình thực tế với hiện trạng công trình được ghi trong sổ đỏ.
Ví dụ trường hợp thực tế trên mảnh đất là một ngôi nhà 3 tầng trong khi đó trên sổ đỏ chỉ ghi tài sản gắn liền với đất chỉ là căn nhà cấp 4. Trường hợp này, khi tiến hành xây dựng căn nhà mới (căn nhà 3 tầng) thì chủ nhà đã không xin phép xây dựng và không tiến hành hoàn công, đăng ký biến động đất cho cơ quan có thẩm quyền. Khi này, căn nhà có thể bị phá dỡ theo quy định của pháp luật.
Do đó, trước khi đặt cọc người mua cần lưu ý, kiểm tra thận trọng kiểm tra hiện trạng và cả diện tích đất, tài sản gắn liền với đất.
Kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất có tranh chấp hay không?
Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, một trong những điều kiện cơ bản để có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất là đất không có tranh chấp.
Do đó, người mua có thể yêu cầu người bán cung cấp toàn bộ thông tin pháp lý của nhà đất, đặc biệt là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có công chứng mới nhất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp người mua tìm hiểu mọi vấn đề đang xảy ra xung quanh nhà như: mảnh đất có đang được thế chấp tại Ngân hàng nào hay không, có bị kê biên để đảm bảo thi hành án hay đang chấp hành một quyết định hành chính nào không.
Hiện nay, do dữ liệu về thông tin tranh chấp quyền sử dụng đất chưa được cập nhật và theo dõi thống nhất giữa các cơ quan liên quan. Do đó, để nắm bắt được thông tin hiệu quả và chính xác, người mua cần đến bộ phận địa chính xã, phường; liên hệ với văn phòng công chứng trên địa bàn nhờ họ kiểm tra các phần mềm ngăn chặn, từ đó người mua có thể nắm bắt thông tin liệu nhà đất có đang tranh chấp hay không.
Đồng thời, người mua cũng cần tìm hiểu từ những chủ đất liền kề, người dân sinh sống xung quanh thửa đất ấy, để có thêm thông tin nhà đất có đang tranh chấp hay không.
Kiểm tra tình trạng pháp lý của nhà đất
Có cần công chứng Hợp đồng đặt cọc không?
Hợp đồng đặt cọc là sự thỏa thuận giữa hai bên hai bên. Hiện nay, Bộ luật dân sự 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Công chứng 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đều không có quy định bắt buộc phải công chứng Hợp đồng đặt cọc, mà chỉ quy định bắt buộc công chứng đối với Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất.
Tuy nhiên, để hạn chế các tranh chấp hoặc các rủi ro khác, các bên có thể tiến hành công chứng Hợp đồng đặt cọc tại các Văn phòng Công chứng.
Dịch vụ luật sư kiểm tra tình trạng pháp lý và soạn thảo hợp đồng đặt cọc nhà đất
Để đảm bảo nhà đất trên là đối tượng được giao dịch, bằng nghiệp vụ, kinh nghiệm của đội ngũ luật sư, chúng tôi sẽ tư vấn cho Quý khách hàng các vấn đề về tính trạng pháp lý của căn nhà như:
- Nhà đất có đang bị cầm cố, thế chấp, đảm bảo cho một nghĩa vụ khác;
- Nhà đất có đang bị kê biên, phong tỏa;
- Nhà đất có đang trong một giao dịch mua bán khác;
- Thông tin quy hoạch của mảnh đất;
- Thông tin về quyền sử dụng đất, về các giấy tờ sổ đỏ nhà đất;
- Kiểm tra thông tin chủ sở hữu đất.
Đồng thời, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ tư vấn và soạn thảo hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua bán nhà đất
- Tư vấn quy định của pháp luật về đặt cọc, mua bán nhà đất, hợp đồng mua bán nhà đất;
- Tư vấn các giấy tờ cần thiết để thực hiện giao dịch;
- Tư vấn hình thức của hợp đồng, cách thức để xây dựng hợp đồng đúng theo quy định của pháp luật để tránh trường hợp hợp đồng bị vô hiệu;
- Tư vấn, hỗ trợ, trực tiếp soạn thảo hợp đồng cho khách hàng.
- Tư vấn cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
- Tư vấn các nội dung cần có trong hợp đồng;
- Tư vấn phương thức thanh toán và thực hiện nghĩa vụ giao nhà đất;
- Tư vấn thời điểm thanh toán và bàn giao nhà đất;
- Tư vấn xây dựng các quy định về trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng;
- Tư vấn các trường hợp hợp đồng bị vô hiệu;
- Tư vấn thỏa thuận điều khoản phạt, mức phạt phù hợp với quy định pháp luật khi vi phạm hợp đồng;
- Tư vấn xây dựng phụ lục hợp đồng;
- Tư vấn sửa đổi, bổ sung, chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng.
Đặt cọc mua nhà đất
>>>Xem thêm: Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà có cần công chứng không?
Những việc cần làm trước khi xuống tiền đặt cọc mua nhà đất là gì? Trước khi ký hợp đồng đặt cọc mua nhà đất cần kiểm tra gì về tình trạng mảnh đất để tránh những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro sau này. Bài viết dưới đây của Luật Long Phan PMT sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc, mời Quý bạn đọc theo dõi.
Những việc cần làm trước khi xuống tiền đặt cọc mua nhà đất
Một số vấn đề cần làm trước khi đặt cọc mua nhà đất
Đối với mua bán nhà đất, trước khi đặt cọc chúng ta cần phải kiểm tra những thông tin pháp lý về mảnh đất có ý định đặt cọc để tránh bị lừa đảo, tiền mất tật mang.
Kiểm tra thông tin quy hoạch nhà đất
Trước khi tiến hành mua bán đất, chúng ta cần phải tiến hành kiểm tra quy hoạch đối với mảnh đất mà chúng ta đang định mua. Xem mảnh đất này có nằm trong vùng quy hoạch dự án hay không.
Thực tế nhiều căn nhà rao bán gấp có thể do đang vướng quy hoạch. Do đó, chúng ta cần đến tham khảo tại bộ phận địa chính xã, phường hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện nơi có nhà đất để kiểm tra chính xác liệu nhà đất này có thuộc khu quy hoạch hay không.
Nếu đất đã có sổ đỏ thì thông tin quy hoạch thường sẽ được ghi trực tiếp tại phần ghi chú trong sổ, trong đó nêu rõ lô đất này đang trong diện quy hoạch gì. Người mua có thể xem xét quy hoạch đó có phù hợp với mình không để tiến hành thực hiện mua đất.
Kiểm tra thông tin chủ sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013, Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất, gồm 7 nhóm chủ thể. Một số chủ thể sẽ có quyền chuyển nhượng theo quy định của Luật Đất đai.
Do đó, tiến hành kiểm tra, xem xét thông tin chủ sử dụng để biết ai là người có quyền định đoạt mảnh đất trên, có quyền tiến hành các giao dịch chuyển nhượng, …Trường hợp đất thuộc quyền sử dụng của vợ chồng hay hộ gia đình thì cần có sự đồng ý của cả vợ và chồng; của tất cả các thành viên có quyền trong hộ gia đình mới có thể tiến hành các giao dịch liên quan đến đất.
Khi giao dịch người mua cần yêu cầu bên bán xuất trình giấy tờ tùy thân chứng minh chủ sử dụng đối với đất, văn bản ủy quyền hoặc đồng thuận của các thành viên nếu như bán đất của hộ gia đình. Việc phải kiểm tra chủ sở hữu đất tránh những tranh chấp sau này như vợ đòi lại đất chồng tự ý bán hay các thành viên khác có quyền của gia đình đòi lại đất do người đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận tự ý bán mà chưa được đồng ý.
Thực tế, hiện nay rất phổ biến trường hợp lừa đảo với cách thức dùng giấy tờ nhà là giả hoặc thật và giấy tờ tùy thân là giả thể hiện mình là chủ sử dụng đất lại để nhận đặt cọc của nhiều người sau đó bỏ trốn.
Do đó, việc kiểm tra thông tin chủ sử dụng đất là vô cùng cần thiết. Người mua cần cẩn trọng trước những thông tin mà người bán đưa ra, không nên đặt mọi sự tin tưởng hoàn toàn mà cần có sự xem xét kỹ lưỡng.
Kiểm tra hiện trạng nhà đất và diện tích đất, tài sản gắn liền với đất
Việc kiểm tra hiện trạng nhà đất sẽ giúp người mua biết được chính xác tổng diện tích đất, diện tích đất đã dùng để xây dựng nhà, diện tích đang bị lấn chiếm và diện tích đất còn lại chưa sử dụng, nguồn gốc của đất. Đồng thời, qua đó cũng biết được tổng số ngôi nhà đã được xây dựng và hiện trạng ra sao.
Người mua cần đến đúng vị trí nhà đất, quan sát vị trí, cảnh quang xung quanh và nên tiếp xúc với hàng xóm, những người dân sinh sống xung quanh nhà đất ấy để có thể tìm hiểu thêm được nhiều thông tin. Chính việc kiểm tra này sẽ giúp chúng ta có quyết định đúng đắn trước khi đặt cọc.
Ngoài việc kiểm tra hiện trạng nhà đất, người mua cần tiến hành việc kiểm tra diện tích đất, tài sản gắn liền với đất. Do có nhiều trường hợp diện tích đất được công nhận trên sổ đỏ thấp hơn so với thực tế do chủ đất lấn chiếm hoặc vì các lý do khác, chúng ta nên xem xét kỹ lưỡng và nên yêu cầu chủ đất giải trình về sự chênh lệch số liệu thực tế với số liệu được ghi trên sổ đỏ. Cùng với đó là hiện trạng tài sản, công trình thực tế với hiện trạng công trình được ghi trong sổ đỏ.
Ví dụ trường hợp thực tế trên mảnh đất là một ngôi nhà 3 tầng trong khi đó trên sổ đỏ chỉ ghi tài sản gắn liền với đất chỉ là căn nhà cấp 4. Trường hợp này, khi tiến hành xây dựng căn nhà mới (căn nhà 3 tầng) thì chủ nhà đã không xin phép xây dựng và không tiến hành hoàn công, đăng ký biến động đất cho cơ quan có thẩm quyền. Khi này, căn nhà có thể bị phá dỡ theo quy định của pháp luật.
Do đó, trước khi đặt cọc người mua cần lưu ý, kiểm tra thận trọng kiểm tra hiện trạng và cả diện tích đất, tài sản gắn liền với đất.
Kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất có tranh chấp hay không?
Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, một trong những điều kiện cơ bản để có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất là đất không có tranh chấp.
Do đó, người mua có thể yêu cầu người bán cung cấp toàn bộ thông tin pháp lý của nhà đất, đặc biệt là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có công chứng mới nhất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp người mua tìm hiểu mọi vấn đề đang xảy ra xung quanh nhà như: mảnh đất có đang được thế chấp tại Ngân hàng nào hay không, có bị kê biên để đảm bảo thi hành án hay đang chấp hành một quyết định hành chính nào không.
Hiện nay, do dữ liệu về thông tin tranh chấp quyền sử dụng đất chưa được cập nhật và theo dõi thống nhất giữa các cơ quan liên quan. Do đó, để nắm bắt được thông tin hiệu quả và chính xác, người mua cần đến bộ phận địa chính xã, phường; liên hệ với văn phòng công chứng trên địa bàn nhờ họ kiểm tra các phần mềm ngăn chặn, từ đó người mua có thể nắm bắt thông tin liệu nhà đất có đang tranh chấp hay không.
Đồng thời, người mua cũng cần tìm hiểu từ những chủ đất liền kề, người dân sinh sống xung quanh thửa đất ấy, để có thêm thông tin nhà đất có đang tranh chấp hay không.
Kiểm tra tình trạng pháp lý của nhà đất
>>>Xem thêm:
Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền cọc mua bán nhà đất
Có cần công chứng Hợp đồng đặt cọc không?
Hợp đồng đặt cọc là sự thỏa thuận giữa hai bên hai bên. Hiện nay, Bộ luật dân sự 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Công chứng 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đều không có quy định bắt buộc phải công chứng Hợp đồng đặt cọc, mà chỉ quy định bắt buộc công chứng đối với Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất.
Tuy nhiên, để hạn chế các tranh chấp hoặc các rủi ro khác, các bên có thể tiến hành công chứng Hợp đồng đặt cọc tại các Văn phòng Công chứng.
Dịch vụ luật sư kiểm tra tình trạng pháp lý và soạn thảo hợp đồng đặt cọc nhà đất
Để đảm bảo nhà đất trên là đối tượng được giao dịch, bằng nghiệp vụ, kinh nghiệm của đội ngũ luật sư, chúng tôi sẽ tư vấn cho Quý khách hàng các vấn đề về tính trạng pháp lý của căn nhà như:
- Nhà đất có đang bị cầm cố, thế chấp, đảm bảo cho một nghĩa vụ khác;
- Nhà đất có đang bị kê biên, phong tỏa;
- Nhà đất có đang trong một giao dịch mua bán khác;
- Thông tin quy hoạch của mảnh đất;
- Thông tin về quyền sử dụng đất, về các giấy tờ sổ đỏ nhà đất;
- Kiểm tra thông tin chủ sở hữu đất.
Đồng thời, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ tư vấn và soạn thảo hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua bán nhà đất
- Tư vấn quy định của pháp luật về đặt cọc, mua bán nhà đất, hợp đồng mua bán nhà đất;
- Tư vấn các giấy tờ cần thiết để thực hiện giao dịch;
- Tư vấn hình thức của hợp đồng, cách thức để xây dựng hợp đồng đúng theo quy định của pháp luật để tránh trường hợp hợp đồng bị vô hiệu;
- Tư vấn, hỗ trợ, trực tiếp soạn thảo hợp đồng cho khách hàng.
- Tư vấn cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
- Tư vấn các nội dung cần có trong hợp đồng;
- Tư vấn phương thức thanh toán và thực hiện nghĩa vụ giao nhà đất;
- Tư vấn thời điểm thanh toán và bàn giao nhà đất;
- Tư vấn xây dựng các quy định về trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng;
- Tư vấn các trường hợp hợp đồng bị vô hiệu;
- Tư vấn thỏa thuận điều khoản phạt, mức phạt phù hợp với quy định pháp luật khi vi phạm hợp đồng;
- Tư vấn xây dựng phụ lục hợp đồng;
- Tư vấn sửa đổi, bổ sung, chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng.
>>>Xem thêm:Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà có cần công chứng không?
Trên đây là toàn bộ nội dung về những việc cần làm trước khi xuống tiền đặt cọc mua nhà đất. Quý bạn đọc cần hỗ trợ gửi tài liệu, yêu cầu tư vấn hoặc cần đặt lịch TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE 1900.63.63.87 Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.