Theo pháp luật hiện hành, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa đường thủy bằng salan cần phải đáp ứng một số điều kiện cũng như thực hiện một số thủ tục nhất định. Cụ thể trình tự thủ tục vận tải hàng hóa đường thủy bằng salan thì cần đăng ký thủ tục nào? được quy định như thế nào? Để nắm rõ thông tin mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây, Luật sư doanh nghiệp của chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này.
Vận tải hàng hóa đường thủy bằng Salan
Mục Lục
- 1 Thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải theo Luật Doanh nghiệp 2020
- 2 Thủ tục đăng ký phương tiện vận tải là salan trong trường hợp chưa khai thác
- 3 Thủ tục đăng ký phương tiện vận tải là salan trong trường hợp đang khai thác
- 4 Các thủ tục liên quan đến giấy phép điều khiển phương tiện vận tải
- 5 Dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải theo Luật Doanh nghiệp 2020
Nghị định 147/2018/NĐ-CP chính thức bãi bỏ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải biển chỉ cần đáp ứng điều kiện chung về thành lập doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, đơn vị kinh doanh phải đáp ứng một số quy định cụ thể tại Điều 5, Điều 6 Nghị định 160/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 47/2018/NĐ-CP.
>>>Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp công ty miễn phí
Thủ tục đăng ký phương tiện vận tải salan
Thủ tục đăng ký phương tiện vận tải là salan trong trường hợp chưa khai thác
Bên cạnh thành lập doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh đưa salan vào hoạt động trên đường thủy nội địa phải thực hiện thủ tục đăng ký phương tiện nội địa theo quy định Thông tư 75/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải.
Việc đăng ký lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa theo Điều 10 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện. Hồ sơ gồm:
Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:
- Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 2 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
- 02 ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;
- Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;
- Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.
Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;
- Giấy phép hoặc tờ khai phương tiện nhập khẩu theo quy định của pháp luật đối với phương tiện được nhập khẩu;
- Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;
- Giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam đối với tổ chức nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam đối với cá nhân nước ngoài;
- Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê
Trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật khi thực hiện đăng ký không phải xuất trình hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm.
>>>Xem thêm: Dịch vụ tư vấn thủ tục thay đổi địa chỉ doanh nghiệp
Thủ tục đăng ký phương tiện vận tải là salan trong trường hợp đang khai thác
Thủ tục đăng ký lần đầu đối với phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa quy định tại Điều 11 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện. Hồ sơ bao gồm:
Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:
- Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 4 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
- 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;
- Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;
- Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.
Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;
- Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê.
Các thủ tục liên quan đến giấy phép điều khiển phương tiện vận tải
Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định một số điều kiện đối với người lái phương tiện, cụ thể Điều 35 quy định:
- Người lái phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người phải có các điều kiện sau đây:
- Đủ 18 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam;
- Có chứng nhận đủ sức khoẻ của cơ quan y tế và biết bơi;
- Có chứng chỉ lái phương tiện.
Người lái phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn hoặc có sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người phải đủ 15 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ, biết bơi, phải học tập pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa và được cấp giấy chứng nhận.
Như vậy người lái salan phải thực hiện thi chứng chỉ lái phương tiện. Hồ sơ, trình tự dự học, thi, kiểm tra để được cấp chứng chỉ chuyên môn theo Điều 18 Thông tư 40/2019/TT-BGTVT.
Dịch vụ tư vấn pháp luật của Công ty luật Long Phan PMT
Dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp
Với đội ngũ Luật sư tư vấn là các luật gia có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật am hiểu nhiều lĩnh vực, Luật Long Phan sẽ luôn tiếp nhận lắng nghe và giải đáp cặn kẽ chi tiết nhất những thắc mắc về vấn đề pháp lý của quý vị. Thủ tục hành chính Luật Long Phan PMT thực hiện khi doanh nghiệp cần kinh doanh vận tải hàng hóa bằng salan:
- Tư vấn những điều kiện khi kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng salan
- Giúp doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, thực hiện thủ tục để đăng kí doanh nghiệp và phương tiện vận tải salan
- Tư vấn những lưu ý khi doanh nghiệp thực hiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng salan
>>>Xem thêm: Dịch Vụ Tư Vấn Pháp Luật Thường Xuyên Cho Doanh Nghiệp
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Thủ tục kinh doanh vận tải hàng hóa bằng salan. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu tìm TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP để hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.