Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu

Hiện nay, với quá trình hội nhập quốc tế Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu nhận được sự quan tâm khá lớn từ các chủ thể kinh doanh. Điều này, xuất phát từ việc nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu xuất khẩu hàng hóa ngày càng tăng. Vậy thủ tục cấp giấy chứng nhận này được thực hiện như thế nào? Bài viết sau đây của Luật Long Phan sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc trên, mời Quý bạn đọc theo dõi.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

>> Xem thêm: Thủ tục khai báo hải quan khi mua hàng hóa nhập khẩu cho doanh nghiệp

Sự cần thiết của Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

  • Dựa vào giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), nước nhập khẩu sẽ nắm bắt được chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào nước họ, đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu sẽ dễ dàng xuất khẩu hàng hóa vào nước khác hơn.
  • Sản phẩm, hàng hóa xuất, nhập khẩu yêu cầu phải có CFS để làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp các giấy chứng nhận khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải có CFS do cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu

Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, quy định hồ sơ xin cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
  • Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.
  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu

Tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, quy định về quy trình cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu như sau:

  • Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan cấp CFS;
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ;
  • Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, cơ quan cấp CFS có văn bản trả lời nêu rõ lý do;
  • Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó;
  • Số lượng CFS được cấp cho hàng hóa theo yêu cầu của thương nhân;
  • Trường hợp bổ sung, sửa đổi CFS; cấp lại do mất, thất lạc CFS, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến cơ quan cấp CFS. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan cấp CFS xem xét điều chỉnh, cấp lại CFS cho thương nhân.

Thủ tục cấp CFS

Thủ tục cấp CFS

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng xuất khẩu hàng hóa ba bên trong xuất nhập khẩu

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Tại Phụ lục 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về danh mục hàng hóa và thẩm quyền quản lý CFS. Đồng thời, Điều 11 Nghị định này quy định: “Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý thực hiện cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu…”

Theo đó, Cơ quan có thẩm quyền cấp CFS đối với từng loại hàng hóa do Cơ quan quản lý bao gồm:

  1. Bộ Y tế: Thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên; thuốc lá điếu;…
  2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi;…
  3. Bộ Giao thông vận tải: Các loại phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển;…
  4. Bộ Xây dựng: Vật liệu xây dựng.
  5. Bộ Công Thương: Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm;…
  6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;…
  7. Bộ Thông tin và Truyền Thông: Sản phẩm báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; thiết bị viễn thông;…
  8. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tài nguyên, khoáng sản; đo đạc bản đồ.
  9. Bộ Giáo dục và Đào tạo:  Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu hướng dẫn giáo viên;…
  10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Trang thiết bị luyện tập, thi đấu của các cơ sở thể dục thể thao và của các môn thể thao;…
  11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Các thiết bị chuyên dùng cho ngân hàng.
  12. Bộ Quốc Phòng: Phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược;…
  13. Bộ Công an: Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí, khí tài, vật liệu nổ;…
  14. Bộ Khoa học và Công nghệ: Thiết bị an toàn bức xạ hạt nhân; phương tiện, dụng cụ đo lường và các sản phẩm, hàng hóa khác;…

Cơ quan có thẩm quyền giải quyếtCơ quan có thẩm quyền giải quyết

>> Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép vận tải thủy qua biên giới

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu. Quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ trực tiếp với TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ của Công ty Luật Long Phan PMT qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87