Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề pháp lý được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp vẫn còn lúng túng không biết các trình tự thực hiện thủ tục vay vốn như thế nào, cách thức thực hiện ra sao và cần những hồ sơ gì? Sau đây, Công ty Luật Long Phan PMT chúng tôi sẽ giúp quý doanh nghiệp vừa và nhỏ trả lời các câu hỏi này.
Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ
>>Xem thêm: Các chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp bị ảnh hưởng Covid của Chính Phủ
Mục Lục
Điều kiện cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm
Theo Điều 12 Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 pháp luật quy định, doanh nghiệp nhỏ và vừa “chỉ được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm” khi đáp ứng được các điều kiện vay vốn sau:
- Thứ nhất, phải được thành lập và hoạt động hợp pháp
- Thứ hai, phải có dự án vay vốn khả thi tại địa phương,phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, duy trì hoặc thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định
- Thứ ba, phải có dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án
- Thứ tư, có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật (nếu có)
Điều kiện cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm
>>Xem thêm:Điều kiện thành lập cơ sở bán lẻ công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Hồ sơ vay vốn hỗ trợ tạo việc làm
Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chuẩn bị hồ sơ vay vốn gồm:
- 2 bản chính dự án vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm
- 2 bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- 2 bản sao giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên là doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số (nếu có), bao gồm:
- Đối với cơ sở, sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động là người dân tộc thiểu số: Giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người lao động theo danh sách (2 bản sao); Hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách (2 bản sao); Danh sách lao động là người dân tộc thiểu số (2 bản chính)
- Đối với cơ sở, sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động là người khuyết tật: Quyết định về việc công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp (2 bản sao)
- Đối với cơ sở, sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động là người dân tộc thiểu số và người khuyết tật: Giấy xác nhận khuyết tật của người lao động là người khuyết tật do UBND cấp xã cấp (2 bản sao); Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của những người lao động là người dân tộc thiểu số (2 bản sao); Hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách (2 bản sao); Danh sách lao động là người dân tộc thiểu số (2 bản chính)
- 1 bản chính giấy tờ chứng minh về tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có)
Trình tự thực hiện vay vốn hỗ trợ tạo việc làm
Để thực hiện vay vốn hỗ trợ tạo việc làm chủ thể cần có nhu cầu cần thực hiện hai bước, cụ thể như sau:
Bước 1. Người vay:
- Lập Dự án vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ) có xác nhận của UBND cấp xã;
- Nộp Dự án vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và các giấy tờ khác trong Hồ sơ vay vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) nơi thực hiện thủ tục.
Bước 2. Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục:
- Kiểm tra, đối chiếu tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của đối tượng vay vốn, hồ sơ vay vốn, đồng thời lập Báo cáo thẩm định (Mẫu số 05a/GQVL) trình Trưởng phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng/Tổ trưởng Kế hoạch – Nghiệp vụ kiểm soát, sau đó trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt hồ sơ vay vốn;
- Nếu không phê duyệt cho vay thì NHCSXH nơi thực hiện thủ tục thông báo từ chối cho vay (Mẫu số 04a/GQVL) ghi rõ lý do từ chối gửi đến khách hàng vay vốn;
- Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục cùng khách hàng vay vốn lập Hợp đồng tín dụng (Mẫu số 07a/GQVL); lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay và thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và theo quy định của NHCSXH (nếu có).
Trình tự thực hiện vay vốn hỗ trợ tạo việc làm
Trên đây là bài viết tư vấn các quy định về thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.