Đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản hình thành trong tương lai

Đăng ký giao dịch hình thành trong tương lai đang là vấn đề pháp lý rất nhiều người quan tâm. Vì hiện nay, để tạo sự thuận tiện và dễ dàng hơn trong các giao dịch pháp luật chấp nhận việc dùng tài sản hình thành trong tương lai để đăng ký giao dịch bảo đảm. Quy định về tài sản hình thành trong tương lai, điều kiện để được xem là tài sản bảo đảm, thủ tục đăng ký và thẩm quyền giải quyết sẽ được Luật Long Phan cung cấp trong bài viết dưới đây. 

giao dịch bảo đảm tài sản hình thành trong tương lai

Đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản hình thành trong tương lai

>> Xem thêm: Quy Định Về Tài Sản Hình Thành Trong Tương Lai

>> Xem thêm: Bitcoin có được pháp luật hiện hành thừa nhận hay không? 

Tài sản hình thành trong tương lai là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

  • Tài sản chưa hình thành;
  • Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Như vậy, tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa hình thành hoặc đã hình thành, thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.

Tài sản hình thành trong tương lai

Tài sản hình thành trong tương lai

>> Xem thêm: Quy định pháp luật về mua bán nhà ở hình thành trong tương lai

Điều kiện để được xem là tài sản bảo đảm

Điều kiện chung

Theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 thì điều kiện chung để được xem là tài sản bảo đảm bao gồm:

  • Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
  • Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
  • Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
  • Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Điều kiện đối với tài sản hình thành trong tương lai

Kết hợp giữa quy định tại Khoản 2 Điều 108 và Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 thì đối với tài sản hình thành trong tương lai phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tài sản hình thành trong tương lai sử dụng vào giao dịch bảo đảm là động sản hoặc bất động sản.
  • Tài sản hình thành trong tương lai dùng vào giao dịch bảo đảm phải là tài sản chưa hình thành. Quy định này loại trừ những tài sản đã hiện hữu có được do mua bán, tặng cho, thừa kế… nhưng chưa hoàn thành việc chuyển giao quyền sở hữu.
  • Tài sản hình thành trong tương lai dùng vào việc bảo đảm sẽ phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp nhưng hiện tại chưa có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu.

Điều kiện để đăng ký giao dịch bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai

Cùng với những điều kiện đối với tài sản hình thành trong tương lai theo khoản 2 Điều 108 và Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản hình thành trong tương lai ta cần cung cấp các tài liệu, giấy tờ liên quan đến tài sản khi đăng ký. Đảm bảo rằng: tài sản là tài sản chưa hình thành; tài sản hình thành trong tương lai dùng vào việc bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp nhưng hiện tại chưa có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu.

Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản hình thành trong tương lai

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì hồ sơ bao gồm:

  • Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm
  • Hợp đồng bảo đảm
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm
  • Văn bản ủy quyền nếu người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền

Thẩm quyền giải quyết

Điều 9 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định thẩm quyền giải quyết như sau:

  • Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay;
  • Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển;
  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
  • Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là Trung tâm Đăng ký) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan trên.

Thủ tục thực hiện đăng ký

Thủ tục thực hiện đăng ký

Thủ tục thực hiện đăng ký

>> Xem thêm: Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm

Bước 1: Nộp hồ sơ theo các phương thức quy định tại Điều 13 Nghị định 102/2017/NĐ-CP bao gồm:

  • Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
  • Nộp trực tiếp;
  • Qua đường bưu điện;
  • Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã sốsử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Bước 3: Cơ quan đăng ký trả kết quả đăng ký tối đa không quá 03 ngày theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 102/2017/NĐ-CP.

Hướng xử lý trong trường hợp bị từ chối đăng ký

Khi bị Cơ quan đăng ký từ chối đăng ký thì cần tìm hiểu lý do tại sao bị từ chối. Các trường hợp từ chối đăng ký quy định tại Điều 15 Nghị định 102/2017/NĐ-CP. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì người tiếp nhận hồ sơ phải lập văn bản từ chối, trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Như vậy, khi nhận được văn bản từ chối thì người đăng ký cần khắc phục lý do bị từ chối để điều chỉnh và hoàn thiện hồ sơ đăng ký.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản hình thành trong tương. Nếu có bất kỳ vướng mắc, khó khăn hoặc cần về các vấn đề khác bạn vui lòng liên hệ qua Tổng đài: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87