Trường hợp nào ngân hàng được tổ chức phát mãi tài sản thế chấp là một trong những vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Để có đầy đủ thông tin và cơ sở pháp lý hơn về vấn đề này cũng như hướng giải quyết trong một số trường hợp phát sinh. Chúng tôi mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Trường hợp nào ngân hàng được tổ chức phát mãi tài sản thế chấp ?
Mục Lục
Các trường hợp ngân hàng được phát mại tài sản thế chấp
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp có thể được ngân hàng tổ chức phát mãi khi phát một trong các điều kiện sau đây:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
- Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Các trường hợp ngân hàng được phát mại tài sản thế chấp
>>XEM THÊM: QUY TRÌNH PHÁT MẠI TÀI SẢN THẾ CHẤP NGÂN HÀNG
Trình tự phát mại tài sản thế chấp ngân hàng
Thông báo xử lý phát mại tài sản thế chấp ngân hàng
Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có nghĩa vụ phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.
Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
Trong trường hợp không thông báo trước khi xử lý tài sản mà gây thiệt hại cho bên còn lại thì phải bồi thường thiệt hại.
Định giá tài sản
Các bên có thể lựa chọn thực hiện định giá tài sản theo 2 phương thức:
- Thỏa thuận về giá tài sản thế chấp
- Định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản. Theo đó, việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.
Xử lý tài sản phát mại
- Thực hiện xử lý tài sản thế chấp theo các phương thức theo quy định của pháp luật. Số tiền thu được từ việc phát mại tài sản thế chấp sẽ được thanh toán trước cho chủ sở hữu tài sản thế chấp (người vay vốn).
- Số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp được thanh toán theo thỏa thuận của các bên và theo quy định pháp luật. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm. Nếu số tiền này nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm được xử lý theo quy định của pháp luật trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Chuyển quyền sở hữu tài sản cho người chủ sở hữu tiếp theo của tài sản thế chấp sau khi xử lý phát mại theo quy định pháp luật.
Trình tự phát mại tài sản thế chấp ngân hàng
Xử lý tài sản dư ra sau khi phát mãi tài sản thế chấp
Theo quy định tại Điều 307, 308 Bộ luật dân sự 2015 quy định thì việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được xử lý theo quy định như sau: Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Nếu hai bên tự thỏa thuận và tự phát mãi tài sản theo quy định thì sau khi trừ các khoản chi phí nêu trên; các khoản về đấu giá tài sản, số dư nợ thì số còn dư sẽ trả lại cho người vay theo quy định tại khoản 2 điều này.
- Nếu hai bên không thỏa thuận được và nhờ bên thứ ba can thiệp giải quyết (ở đây là tòa án có thẩm quyền) thì thứ tự ưu tiên thanh toán là sau khi trừ các khoản tiền thi hành án + chi phí thi hành án + án phí; các khoản chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp; Các khoản nợ, số dư nợ; thì tương tự trường hợp trên nếu còn dư sẽ trả lại cho người vay theo quy định tại.
>>XEM THÊM: THỦ TỤC NHỜ LUẬT SƯ BẢO VỆ QUYỀN LỢI KHI BỊ NGÂN HÀNG KHỞI KIỆN ĐÒI PHÁT MÃI TÀI SẢN THẾ CHẤP
Trên đây là bài viết tư vấn về Trường hợp nào ngân hàng được tổ chức phát mãi tài sản Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.