Vận chuyển động vật quý hiếm có phạm tội hình sự không?

Vận chuyển động vật quý hiếm có phạm tội hình sự không cần dựa vào dấu hiệu pháp lý của tội phạm. Vậy hành vi VẬN CHUYỂN động vật quý hiếm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì? Chế tài áp dụng như thế nào? Luật sư hình sự tại Luật Long Phan PMT sẽ giải đáp giúp độc giả qua những nội dung được trình bày trong bài viết dưới đây.

vận chuyển động vật quý hiếm

Vận chuyển động vật quý hiếm là vi phạm pháp luật

Quy định tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm

Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là hành vi săn bắn, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB; Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp hoặc hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật đó.

Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm được pháp luật hình sự Việt Nam ghi nhận tại Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS). Dấu hiệu pháp lý của tội phạm này như sau:

Khách thể

Tội phạm xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác trong đời sống xã hội.

Đối tượng tác động: Động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB; Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Mặt khách quan

Hành vi khách quan: một hoặc một số hành vi là dấu hiệu định tội của tội vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại khoản 1 Điều 244 Bộ luật hình sự.

Hậu quả: hậu quả của hành vi phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội

Các dấu hiệu khách quan khác: Các quy định về quản lý, bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Đây là dấu hiệu bắt buộc.

Mặt chủ quan

Thực hiện hành vi với lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp)

Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội với lỗi vô ý do không biết hoặc không bắt buộc phải biết đó là động vật quý hiếm thì không bị coi là phạm tội này. Tùy từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng xử phạt hành chính.

Động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Chủ thể của tội phạm

Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự, pháp nhân thương mại.

Vận chuyển động vật quý hiếm bị xử lý như thế nào?

hình phạt đối với tội vận chuyển động vật quý hiếm

Áp dụng chế tài đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

>> Xem thêm: Chở Thuê Hàng Cấm Có Bị Xem Là Phạm Tội Không?

Hình phạt tội vận chuyển động vật quý hiếm

Từ những phân tích ở trên, có thể khẳng định hành vi vận chuyển động vật quý hiếm là hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Người thực hiện hành vi phạm tội này có thể bị phạt tiền hoặc chấp hành phạt tù tùy từng mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Cụ thể:

  • Đối với cá nhân

Người nào thực hiện hành vi vận chuyển động vật quý hiếm có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (khoản 1 Điều 144 BLHS)

  • Đối với pháp nhân

Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng (điểm a khoản 5 Điều 244)

Tình tiết định khung tăng nặng hình phạt

Trong trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng, tội phạm có thể bị tăng mức hình phạt so với mức phạt cơ bản:

  • Đối với cá nhân

Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ 05 năm đến 10 năm (khoản 2 Điều 244)

Phạm tội với số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống lớn; phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; vận chuyển động vật quý hiếm qua biên giới; tái phạm nguy hiểm.

Khung tăng nặng thứ hai: phạt tù từ 10 năm đến 15 năm (khoản 3 Điều 244)

Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống lớn hơn so với khung thứ nhất.

Hình phạt bổ sung: người phạm tội bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

  • Đối với pháp nhân

Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng.

Khung tăng nặng thứ hai: phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung tăng nặng thứ ba: đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, cá nhân hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi vận chuyển động vật quý hiếm sẽ bị áp dụng chế tài theo quy định của Bộ luật hình sự tùy thuộc vào mức độ phạm tội của đối tượng.

>> Xem thêm: Tình Tiết Giảm Nhẹ Hình Phạt Cho Tội Buôn Lậu

Vai trò luật sư bảo vệ khách hàng khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự

luật sư tư vấn hành vi vận chuyển động vật quý hiếm

Vai trò của luật sư khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng bị truy cứu hình sự

Khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật, cá nhân hoặc tổ chức có thể nhờ đến sự hỗ trợ của luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Luật sư trong vai trò bảo vệ lợi ích cho khách hàng có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau:

  • Tìm hiểu kỹ vấn đề, đưa ra các biện pháp bảo vệ quyền lợi cho khách hàng
  • Có mặt trong quá trình khách hàng lấy lời khai tại cơ quan điều tra
  • Bảo lãnh cho khách hàng được tại ngoại trong trường hợp được bảo lãnh
  • Đại diện khách hàng bào chữa trước phiên tòa xét xử
  • Hạn chế tối đa án phạt cho khách hàng trong trường hợp bị truy cứu hình sự

Bằng những phân tích cụ thể về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, chúng tôi đã trả lời cho câu hỏi hành vi vận chuyển động vật quý hiếm có phạm tội hình sự không. tất cả những vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm bạn đọc có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ miễn phí. Xin cảm ơn!

Scores: 4.7 (55 votes)

Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8