Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi khiến cho không ít các cơ quan nhà nước phải đau đầu do gây khó khăn trong quá trình điều tra. Đồng thời, nhiều người không hiểu được việc chứa chấp tài sản này là hành vi trái pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ phân tích một cách cụ thể về hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có.
Chứa chấp tài sản của người khác phạm tội mà có bị phạt tù?
Mục Lục
Quy định của pháp luật về hành vi chứa chấp tài sản trái pháp luật?
Điều 323 Bộ Luật Hình Sự 2015 quy định rất rõ ràng về hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:
Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì sẽ bị xử lý bằng một trong những hình phạt sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
- Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Quy định của pháp luật về hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có
>> Xem thêm: Tiêu thụ tài sản trộm cắp bị xử lý như thế nào?
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có được thể hiện qua các hành vi khách quan như sau:
- Nhận cất giữ tài sản cho người khác mà mình biết rõ tài sản này là do người khác phạm tội mà có.
- Cất giấu, bảo quản tài sản cho người khác mà mình biết rõ tài sản này là do người khác phạm tội mà có.
- Cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ, cất giấu, bảo quản… tài sản cho người khác mà mình biết rõ tài sản này là do người khác phạm tội mà có.
Tội phạm được coi là hoàn thành tại thời điểm khi mà hành vi chứa chấp tài sản của người đó đã được thực hiện.
Mặt chủ quan của tội phạm
Về dấu hiệu lỗi
Căn cứ xác định của tội này là người phạm tội phạm phải là lỗi cố ý. Dấu hiệu lỗi cố ý của tội phạm này có các đặc trưng sau đây:
- Về thời điểm nhận chứa chấp: người chứa chấp phải không có sự hẹn trước là sẽ chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có. Bởi lẽ, nếu như có sự hứa hẹn trước thì hành vi của người chứa chấp không còn vi phạm tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có nữa, mà sẽ trở thành đồng phạm với vai trò là người giúp sức.
- Về nhận thức: người chứa chấp phải biết rõ tài sản mình chứa chấp là do người khác phạm tội mà có, và vẫn có ý định tiếp tục chứa chấp thì sẽ vi phạm tội này.
Trong trường hợp mà người chứa chấp không biết tài sản là của người khác phạm tội mà có thì không vi phạm tội phạm chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có.
Về động cơ phạm tội
Đối với tội phạm này không có động cơ cụ thể được quy định trong Luật mà dựa vào ý chí của người chứa chấp khi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có, không dùng làm cơ sở để xác định tội phạm.
Về mục đích phạm tội
Tương tự với động cơ phạm tội, mục đích phạm tội của tội phạm này không phải là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm. Mục đích phạm tội của tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có dựa vào ý chí của người chứa chấp có mục đích gì khi chứa chấp tài sản không, không dùng làm cơ sở để xác định tội phạm.
Về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm phải là cá nhân theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và phải đáp ứng được hai điều kiện sau đây:
- Năng lực của chủ thể.
Chủ thể của tội phạm phải là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, là người nhận thức được hành vi của bản thân có thể gây ra hậu quả cho xã hội nói chung và người khác nói riêng và điều khiển được hành vi của bản thân và không thuộc các trường hợp không chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 21 Bộ Luật Hình Sự 2015.
- Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 12 Bộ Luật Hình Sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) có quy định cụ thể về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm, trừ các tội phạm mà luật hình sự có quy định khác.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 Bộ Luật Hình Sự.
Về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là quan hệ pháp luật được luật hình sự bảo vệ và bị các tội phạm xâm hại. Khách thể của tội phạm được chia làm 3 loại là:
- Khách thể chung của tội phạm.
- Khách thể loại của tội phạm.
- Khách thể trực tiếp của tội phạm.
Hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có thuộc khách thể loại của tội phạm, cụ thể là hành vi này xâm phạm tới trật tự công cộng
>> Xem thêm: Xác định tội danh hình sự.
Hình thức xử lý tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có
Điều 323 Bộ Luật Hình Sự 2015 quy định rõ ràng về hình thức cũng như mức xử phạt của tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có, cụ thể:
- Xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với cấu thành tội phạm cơ bản.
- Bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với cấu thành tội phạm tăng nặng.
- Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Vai trò Luật sư hành vi chứa chấp tài sản trái pháp
Vai trò của luật sư về các vấn đề liên quan tới luật hình sự
Với kinh nghiệm cũng như khối kiến thức tích lũy nhiều năm, Luật Long Phan tự tin giải đáp toàn bộ các thắc mắc của Quý khách hàng về các vấn đề pháp lý sau:
- Tư vấn và giải đáp thắc mắc về các vấn đề liên quan tới hành vi chứa chấp tài sản trái pháp luật.
- Hỗ trợ và cung cấp thông tin về các mức xử phạt hành chính về hành vi chứa chấp tài sản trái pháp luật.
- Đại diện theo ủy quyền cho Quý khách hàng với cơ quan nhà nước khi cần xử lý các vấn đề liên quan tới Luật hình sự.
- Giải quyết các vấn đề pháp lý khác.
Trên đây là tổng hợp bài viết về hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà chúng tôi đã giải đáp. Nếu như Quý khách hàng có thắc mắc cũng như cần được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900636387. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.