Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng miệng là vấn đề xảy ra rất phổ biến trong thời đại ngày nay. Với nhịp sống ngày càng nhanh, tốc độ mua bán hàng hóa cũng ngày càng cao, do đó mà những rủi ro trong các HỢP ĐỒNG BẰNG MIỆNG cũng lớn hơn dẫn đến phát sinh nhiều tranh chấp. Bài viết sau đây sẽ tư vấn cho quý bạn đọc hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng miệng.
Hợp đồng mua bán hàng hóa bằng miệng ngày càng trở nên phổ biến
Mục Lục
Quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa bằng miệng
Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Theo Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó:
- Bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua;
- Bên mua trả tiền cho bên bán
Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 , Luật Nhà ở 2014 và luật khác có liên quan.
Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005, mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó:
- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa mua bán cho bên mua và nhận thanh toán;
- Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, hợp đồng mua bán tài sản sẽ thuộc sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015, trong khi hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ thuộc sự điều chỉnh của Luật Thương mại.
Tuy nhiên, trong đời sống dân sự hàng ngày thì thường không có sự phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm trên mà thông thường sẽ được chung là hợp đồng mua bán hàng hóa và phổ biến với hình thức giao kết bằng.
>>> Xem Thêm: Tư Vấn Khởi Kiện Trong Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa bằng miệng
Có 04 điều kiện để một hợp đồng mua bán hàng hóa bằng miệng có hiệu lực được quy định tại Khoản 1, Điều 117, Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:
- Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng có đủ năng lực hành vi dân sự;
- Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
- Các bên tham gia vào hợp đồng hoàn toàn tự nguyện;
- Hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật: hình thức miệng là một trong 03 hình thức của hợp đồng được pháp luật cho phép (bằng miệng, bằng hành vi, bằng văn bản).
Căn cứ phát sinh các tranh chấp hợp đồng mua bán bằng miệng
Mua bán hàng hóa bằng hợp đồng miệng sẽ dễ xảy ra các tranh chấp hơn so với hình thức hợp đồng bằng văn bản.
Thông thường xảy ra khi các bên trong hợp đồng mâu thuẫn, bất đồng quan điểm, chủ yếu liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận hoặc liên quan đến nội dung hợp đồng, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng.
Khi có đủ các điều kiện sau thì bên vi phạm hợp đồng sẽ phải có tranh nhiệm với bên bị vi phạm:
- Có sự vi phạm hợp đồng, thể hiện qua việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ;
- Có thiệt hại xảy ra;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra
- Có lỗi của bên vi phạm.
Hợp đồng mua bán hàng hóa bằng miệng dễ phát sinh các tranh chấp
>>> Xem Thêm: Hướng Dẫn Giải Quyết Tranh Chấp Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế Ở Việt Nam
Giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bằng miệng
Khi xảy ra tranh chấp đối với hợp đồng mua bán hàng hóa bằng miệng, các bên có thể lựa chọn các phương án sau đây để giải quyết tranh chấp:
- Thương lượng: giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên cùng nhau bàn bạc, thảo luận, tự dàn xếp để tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp;
- Hòa giải: giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại: giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với kết quả cuối cùng là phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.
- Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án: giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được Tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.
Có nhiều phương thức để các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp, tuy nhiên, dù chọn phương thức nào đi chăng nữa, việc nhờ luật sư tư vấn, hỗ trợ vẫn là điều cần thiết để giúp các bên hiểu rõ vấn đề, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong tranh chấp.
>> Xem thêm:Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Trong Và Ngoài Nước
Nhờ luật sư hỗ trợ giúp đảm bảo quyền lợi của các bên khi tranh chấp phát sinh
Dịch vụ luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, Công ty Luật Long Phan PMT có thể hỗ trợ cho khách hàng các công việc sau:
- Tư vấn làm rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa;
- Tư vấn chiến lược giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh, yếu của các bên trong tranh chấp;
- Thực hiện soạn thảo đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện, chuẩn bị tài liệu, chứng cứ cần thiết cho khách hàng;
- Tham gia các phiên tòa với tư cách là người ủy quyền của khách hàng hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng;
- Các công việc khác liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp.
Trên đây là bài viết tư vấn chi tiết về hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng miệng. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất cứ khó khăn, vướng mắc hay có các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực hợp đồng thì hãy gọi ngay qua hotline 1900.63.63.87 để được DỊCH VỤ LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG hỗ trợ tư vấn luật hợp đồng. Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.