Hành vicản trở sử dụng đất của người khác bị xử lý như thế nào là câu hỏi thường gặp tại Công ty Luật Long Phan PMT nhằm giúp khách hàng bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị người khác thực hiện hành vi cản trở việc sử dụng đất. Không những tìm được hướng xử lý mà bài viết này còn trình bày về mức phạt khi người đó bị xử phạt do cản trở việc sử dụng đất của người khác.
Hành vi cản trở sử dụng đất của người khác bị xử lý như thế nào
Mục Lục
Xem video tố cáo hành vi cản trở quyền sử dụng đất
Thế nào là cản trở quyền sử dụng đất?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có thể nhận biết hành vi cản trở quyền sử dụng đất của người khác là một trong những hành vi đưa vật liệu xây dựng, chất thải, chất độc hại hay các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc lên các thửa đất của mình hoặc đào bới, xây tường, làm hàng rào và các hành vi khác mà hành vi này gây sự cản trở lối đi chung, làm giảm khả năng sử dụng đất của người khác hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
Theo đó những hành vi cản trở, ngăn cản, tranh chấp sử dụng đất của người khác tùy theo tính chất mức độ sẽ được giải quyết theo những cách thức khác nhau.
Hành vi cản trở sử dụng đất của người khác bị xử phạt như thế nào?
Cũng căn cứ theo Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với từng hành vi cụ thể như sau:
- Đối với hành vi đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
- Hành vi đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình nhằm gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
- Đào bới, xây tưởng, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
- Ngoài ra còn các biện pháp khắc phục hậu quả như khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Hành vi cản trở sử dụng đất của người khác bị xử phạt như thế nào
Hướng xử lý khi bị người khác cản trở sử dụng đất
Cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi cản trở sử dụng đất của người khác
Tùy vào hành vi cản trở việc sử dụng đất lẫn mức xử phạt có thể xác định cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý hành vi này, cụ thể theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng, tức là các hành vi như đưa vật liệu xây dựng, vật liệu khác hay đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hay thửa đất của mình để thực hiện hành vi cản trở;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng sẽ bao gồm hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác;Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Nghị định này như khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, bạn có thể nộp đơn khởi kiện và yêu cầu Tòa án xét xử về hành vi cản trở sử dụng đất của một người.
>> Xem thêm: Thủ tục đòi lại tiền cọc đất do vi phạm bởi yếu tố khách quan
Trình tự thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trên đất của mình
Tùy vào từng hành vi cản trở, chủ thể bị cản trở quyền sử dụng đất có thể gửi đơn tố cáo đến cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tùy vào từng hành vi nêu trên.
Hồ sơ sẽ bao gồm:
- Đơn tố cáo (theo mẫu);
- Sổ hộ khẩu sao y của người tố cáo;
- Giấy tờ tùy thân của người tố cáo;
- Các tài liệu, bằng chứng chứng minh về hành vi cản trở sử dụng đất;
- Văn bản thể hiện tình trạng hiện tại của tài sản bị ảnh hưởng do hành vi lấn chiếm đất gây ra (giá trị, mức độ tổn thất,…).
Ngoài ra, có thể thực hiện khởi kiện và yêu cầu Tòa án nơi có quyền sử dụng đất đang bị xâm phạm nhằm chấm dứt hành vi đó, hồ sơ như sau:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của người khởi kiện;
- Giấy tờ tùy thân của người tố cáo;
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Thẩm phán sẽ tiến hành thụ lý khi hồ sơ hợp lệ và tiến hành thủ tục cần thiết để xét xử. Nếu không chấp nhận với bản án, quyết định sơ thẩm có thể làm đơn kháng cáo nhằm tiến hành xét xử phúc thẩm.
>> Xem thêm: Khởi kiện tranh chấp đất đai thì án phí tòa án hết bao nhiêu?
Trình tự thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trên đất của mình
Trên đây là bài viết tư vấn về các hướng xử lý đối với các hành vi cản trở sử dụng đất của người khác, nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề liên quan đến việc xử lý các hành vi cản trở sử dụng đất cần tư vấn luật đất đai có thể liên hệ thể liên hệ đến số tổng đài 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ NHÀ ĐẤT giải đáp thắc mắc.
Tranh chạp dat
Chào bạn,
chúng tôi đã nhận được yêu cầu tư vấn và sẽ liên hệ lại với bạn sớm nhất có thể.
Trân trọng!