HỢP ĐỒNG mua trả góp được soạn thảo dựa trên quy định pháp luật và sự thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng. Nếu một trong các bên vi phạm hợp đồng thì bị xử lý dựa vào thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không có thỏa thuận thì dựa vào quy định pháp luật. Vậy vi phạm hợp đồng mua trả góp bị xử lý như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi thông tin tư vấn dưới bài viết để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Hình thức xử lý vi phạm hợp đồng mua trả góp
Mục Lục
Vi phạm hợp đồng mua trả góp có bị xử lý hình sự không?
Căn cứ xác định trách nhiệm hình sự đối với hợp đồng mua trả góp khi vi phạm hợp đồng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nếu có đủ căn cứ cấu thành tội chiếm đoạt tài sản thì mới bị xử lý theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015.
Khi vi phạm hợp đồng trả góp mà lạm dụng tín nhiệm của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản từ hợp đồng trả góp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đủ căn cứ cấu thành tội phạm như sau:
- Về mặt chủ thể thì người vi phạm hợp đồng trả góp phải đủ 16 tuổi mới chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1,2 Điều 175 BLHS 2015;
- Về mặt khách thể thì người phạm tội phải có hành vi phạm tội vi phạm hợp đồng nhằm chiếm đoạt tài sản và làm dụng tín nhiệm của người khác thông qua hợp đồng trả góp để chiếm đoạt tài sản;
- Về hậu quả xảy ra đã vi phạm hợp đồng trả góp và chiếm đoạt tài sản hoặc bỏ trốn;
- Về mặt chủ quan là lỗi cố ý chiếm đoạt tài sản;
Khi đã đủ các yếu tố trên thì khi vi phạm hợp đồng trả góp mới truy cứu trách nhiệm hình sự của người phạm tội theo Điều 175 BLHS 2015 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm: TƯ VẤN KHỞI KIỆN TRONG TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Quy định về phạt vi phạm hợp đồng mua trả góp
Luật quy định về mua trả chậm trả dần và trả góp?
Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng mua trả góp trả chậm tùy theo mức độ vi phạm mà truy cứu trách nhiệm hình sư. Hợp đồng mua trả chậm trả góp quy định:
- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Hình thức xử lý khi vi phạm hợp đồng mua trả chậm và trả góp?
- Đối với hình thức xử phạt khi vi phạm hợp đồng mua trả chậm và trả góp thường được thỏa thuận trong hợp đồng về mức xử phạt khi vi phạm hợp đồng;
- Nếu không quy định về hình thức xử lý vi phạm hợp đồng thì căn cứ theo quy định pháp luật để xử lý.
- Nếu vi phạm hợp đồng chưa đủ cấu thành tội phạm hình xử thì xử vi phạm hành chính đối với vi phạm hợp đồng;
- Nếu đủ cấu thành tội phạm hình sự thì căn cứ theo các tội trong hình xử mà xử phạt tùy vào mức độ phạm tội của người vi phạm.
Cầm cố tài sản để mua trả góp
Cầm cố tài sản để mua trả góp và trả chậm?
Cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Các quyền và nghĩa vụ cầm cố tài sản để mua trả góp và trả chậm bao gồm:
- Hình thức cầm cố tài sản được lập bằng văn bản hoặc ghi trong hợp đồng;
- Hiệu lực của cầm cố tài sản có hiệu lực khi chuyển giao tài sản cầm cố;
- Thời hạn cầm cố tài sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng;
- Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản được nhận cầm cố tài sản theo thỏa, bán cho bên nhận cầm cố về quyền người thứ 3, thanh toán cho bên nhận cầm cố về chi phí hợp lý để bảo quản;
- Quyền của bên cầm cố tài sản được bán tài sản cầm cố nếu bên cầm cố đồng ý, được thay thế tài sản cầm cố bằng tài sản khác, yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại nếu xảy ra;
- Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản được bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, không được bán trao đổi tặng cho tài sản cầm cố;
- Quyền của bên nhận cầm cố tài sản được yêu cầu người chiếm hữu sử dụng tài sản cầm cố trái pháp luật trả lại tài sản cầm cố, được khai thác công dụng tài sản cầm cố;
- Cầm cố nhiều tài sản thì được thỏa thuận mỗi tài sản cầm cố là một phần nghĩa vụ;
- Hủy bỏ việc cầm cố tài sản nếu được bên nhận cầm cố đồng ý;
- Xử lý tài sản cầm cố do hai bên thỏa thuận ban đầu;
- Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố nếu tài sản cầm cố bán được còn thừa thì trả lại cho bên cầm cố;
- Chấm dứt tài sản cầm cố theo thỏa thuận của các bên.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất cho doanh nghiệp
Nội dung Luật sư tư vấn về vi phạm hợp đồng mua trả góp?
- Luật sư với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phạt vi phạm hợp đồng và tiến hành soạn thảo hợp đồng trả góp trả chậm cho khách hàng có yêu cầu;
- Luật sư tiến hành kiểm tra quy định pháp luật về vi phạm hợp đồng trong mua trả chậm trả và hỗ trợ tư vấn những vướng mắc cho khách hàng;
- Giúp khách hàng giải quyết hợp đồng vi phạm khi mua trả chậm trả góp và đưa ra các phương án giải quyết cho khách hàng;
- Thay thế khách hàng thực hiện giải quyết hợp đồng vi phạm trả chậm trả góp, đàm phán giải quyết phạt vi phạm hợp đồng cho khách hàng.
Chúng tôi với tâm thế đem lại sự hài lòng cao cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của công ty. Luôn đem lại niềm tin cao giải quyết mọi vấn đề mà khách hàng gặp phải. Trong quá trình doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn của công ty chúng tôi sẽ giúp tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng và đem lại sự tin tưởng cao cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của công ty.
Trên đây là nội dung bài viết vi phạm hợp đồng mua trả góp trả chậm bị xử lý như thế nào. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, về vi phạm hợp đồng mua trả chậm trả góp thì hãy liên hệ ngay đến Hotline 1900.63.63.87 để đượctư vấn về luật hợp đồng.
Tôi vi phạm hđ trả gop trả chậm trong 6 tháng nên giải quyết ra sao và tiền phạt vi phạm ntn?
Quý khách đừng quá lo lắng, chúng tôi sẽ sớm liên hệ tư vấn và giải đáp thắc mắc