Thủ tục yêu cầu giám định thiệt hại được các đương sự thực hiện khi có sự mâu thuẫn về tình tiết khách quan trong vụ án kinh doanh, thương mại theo quy đjnh của pháp luật tố tụng dân sự. Kết luận giám định là chứng cứ quan trọng để Tòa án giải quyết yêu cầu của các bên. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số chỉ dẫn pháp lý hữu ích cho bạn đọc.
Mục Lục
Trường hợp được quyền yêu cầu giám định thiệt hại
Điều 102 BLTTDS 2015 quy định về yêu cầu giám định như sau:
>>> Xem thêm:
Điều kiện của người tiến hành giám định
Điều kiện chung
Căn cứ theo quy định tại Điều 79 BLTTDS 2015 thì người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết về lĩnh vực kinh doanh, thương mại mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc khi đương sự có yêu cầu.
Điều kiện của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Điều 257 Luật Thương mại 2005 quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Có giám định viên đủ tiêu chuẩn;
- Có năng lực thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế.
Lưu ý, giám định viên được xem là đạt chuẩn nếu đảm bảo:
- Có trình độ tối thiểu là cao đẳng lên quan đến lĩnh vực giám định;
- Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định;
- Có ít nhất 03 năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hóa, dịch vụ.
Thủ tục yêu cầu giám định
Quy định chung
Khoản 1 Điều 26 Luật giám định tư pháp 2012 quy định đương sự yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan, giấy tờ chứng minh mình là đương sự đến đơn vị giám định. Văn bản yêu cầu giám định bao gồm các nội dung như sau:
- Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
- Nội dung yêu cầu giám định;
- Tên và đặc điểm đối tượng giám định;
- Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh;
- Thời điểm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
- Chữ ký, họ tên người yêu cầu giám định.
>>> Xem thêm:
Thủ tục trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự
Giải thích kết quả giám định
Nếu xét thấy giám định chưa rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì Tòa án có thể triệu tập người giám định giải thích kết quả giám định hoặc triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trình bày theo yêu cầu của đương sự.
>> Xem thêm: Tư Vấn Kinh Doanh Dịch Vụ Giám Định Thương Mại
Giám định bổ sung, giám định lại
- Theo yêu cầu của đương sự hoặc nếu xét thấy cần thiét, Tòa án có thể trưng cầu giám định bổ sung nếu kết quả giám định chưa rõ ràng, đầy đủ hoặc phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
- Việc giám định lại được tiến hành nếu có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu là không chính xác hoặc có vi phạm pháp luật.
>>> Xem thêm:
Trên đây là nội dung hướng dẫn giải quyết tranh chấp kinh doanh của chúng tôi. Nếu quý bạn đọc cần hỗ trợ pháp lý trong quá trình tham gia tố tụng vui lòng liên hệ ngay cho Luật sư chuyên ngành qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn nhanh on. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.