Tội đưa hối lộ trong lĩnh vực y tế đối mặt với các hình phạt nào?

Tội đưa hối lộ trong lĩnh vực y tế được quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Một hành vi đưa hối lộ trong ngành y tế có cấu thành tội phạm hay không tùy thuộc vào giá trị tài sản, mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Ngoài ra, luật còn quy định về các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự. Bài viết dưới đây của LUẬT LONG PHAN sẽ cung cấp các thông tin cần thiết và dịch vụ luật sư bào chữa cho các đối tượng như bị can, bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến tội đưa/nhận hối lộ.

Tội đưa hối lộ trong lĩnh vực y tếTội đưa hối lộ trong lĩnh vực y tế

Cấu thành Tội đưa hối lộ theo Bộ luật Hình sự 2015

Chủ thể

Chủ thể của tội này là chủ thể thường, bất kỳ ai có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. (Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017))

Khách thể

  • Tội đưa hối lộ trực tiếp xâm phạm sự hoạt động đúng đắn, bình thường, chuẩn mực của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội trong lĩnh vực y tế.
  • Đối tượng của tội đưa hối lộ phải là tiền của, tài sản hoặc những giấy tờ có giá trị tài sản; lợi ích phi vật chất.

Mặt khách quan

Hành vi khách quan: đưa lợi ích một cách bất chính cho người có chức vụ, quyền hạn. Hành vi đưa của hối lộ có thể diễn ra trước hoặc sau khi người có chức vụ, quyền hạn làm theo yêu cầu của người đưa.

  • Đối với trường hợp đưa của hối lộ sau khi người có chức vụ, quyền hạn làm theo yêu cầu của người đưa, giữa người nhận và người đưa phải có sự thỏa thuận về của hối lộ và việc làm hoặc không làm vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa.
  • Hành vi đưa của hối lộ có thể được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian, của hối lộ có thể được thụ hưởng bởi chính người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác, tổ chức khác theo ý chí của người có chức vụ, quyền hạn.

Căn cứ Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Trong thời gian gần đây, dư luận đang rất quan tâm tới vụ “thổi giá” kit test Covid-19 Việt Á. Kết quả điều tra ban đầu xác định, từ tháng 4/2020 đến nay, Công ty Việt Á đã cung cấp kit xét nghiệm Covid-19 cho các bệnh viện, CDC 62/63 tỉnh, thành phố với doanh thu khoảng 4.000 tỷ đồng. Để làm được điều này, lãnh đạo Công ty Việt Á đã có hành vi “đưa hối lộ” cho các Giám đốc CDC của các tỉnh thành, các lãnh đạo của Bệnh viện.

Đưa hối lộ trong lĩnh vực y tế xử phạt như thế nào? Đưa hối lộ trong lĩnh vực y tế xử phạt như thế nào?

>> Xem thêm: Tội nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế có tình tiết tăng nặng

Mặt chủ quan

  • Lỗi cố ý trực tiếp: Nếu người đưa hối lộ đưa nhầm cho người không có chức vụ quyền hạn thì vẫn cấu thành tội đưa hối lộ, nếu người nhận biết người đưa nhầm mình là người có chức vụ quyền hạn mà vẫn nhận của hối lộ thì người nhận bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
  • Tội đưa hối lộ có động cơ vụ lợi. Mục đích là để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Tuy nhiên, động cơ không phải là dấu hiệu cấu thành bắt buộc của tội phạm này.

Hình phạt đối với hành vi đưa hối lộ trong lĩnh vực y tế

Căn cứ theo Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì hành vi đưa hối lộ trong lĩnh vực y tế bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ li ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Tiền, tài sn, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  •  Lợi ích phi vật chất.

 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  •  Có tổ chức;
  •  Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  •  Của hối lộ là tiền, tài sản, li ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Xử lý hành chính đối với hành vi đưa hối lộ trong lĩnh vực y tế

  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ. (điểm c khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức

  • Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
  • Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.
  • Trường hợp công chức, viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

(Căn cứ khoản 4 Điều 8, khoản 5 Điều 16, khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 37 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

>> Xem thêm: Tội đưa hối lộ trong lĩnh vực y tế có tình tiết giảm nhẹ

Dịch vụ luật sư bào chữa khi phạm tội đưa hối lộ

  • Luật sư tiếp nhận vụ án thông qua bị can, bị cáo hoặc người thân thích của họ. Sau khi tiếp nhận xong, Luật sư sẽ đưa ra đánh giá ban đầu và tư vấn phương hướng giải quyết vụ việc cho thân chủ.
  • Thông qua việc tư vấn ban đầu, nếu khách hàng có mong muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ Luật sư hình sự thì sẽ được hướng dẫn ký kết hợp đồng pháp lý với Luật sư. Thông qua bản hợp đồng pháp lý này, Luật sư chính thức trở thành người bào chữa cho bị can, bị cáo và có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 với người được bào chữa.
  • Luật sư có trách nhiệm đăng ký bào chữa cho thân chủ đối với cơ quan có thẩm quyền.
  • Luật sư tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án, đồng thời tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ để chứng minh vô tội hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với thân chủ.
  • Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, phúc thẩm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, góp phần giúp Tòa án tìm ra sự thật của vụ án.
  • Luật sư luôn theo dõi và đồng hành cùng với thân chủ của mình cho đến khi quyết định của Bản án có hiệu lực pháp luật.

>> Xem thêm: Luật sư bào chữa Tội đưa hối lộ trong lĩnh vực y tế

Luật sư bào chữa Tội đưa hối lộ trong lĩnh vực y tếLuật sư bào chữa Tội đưa hối lộ trong lĩnh vực y tế

Những thông tin trên đã cung cấp cho Quý khách hàng biết thêm về Tội đưa hối lộ trong lĩnh vực y tế. Tùy vào mức độ nguy hiểm của tội phạm sẽ tương ứng với hình phạt khác nhau. Để được cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý phù hợp với nhu cầu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với các Luật sư Hình sự của Luật Long Phan qua 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cám ơn!

Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  Miễn Phí: 1900.63.63.87