Thủ tục đối thoại khi công ty có đình công

Hiện nay, thủ tục đối thoại khi công ty có đình công ít được quan tâm trong nội bộ doanh nghiệp, vì vậy khi xảy ra tranh chấp, các chủ doanh nghiệp thường lúng túng giải quyết vấn đề. Hiểu được khó khăn này, chúng tôi sẽ trình bày các quy định về đối thoại cho doanh nghiệp, đặc biệt làm rõ vai trò của Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

huong dan thu tuc doi thoai hien nay van it duoc chu y toi
Thủ tục đối thoại hiện nay vẫn ít được chú ý tới

Thành phần tham dự

Thành phần tham dự

  • Thành viên công đoàn cơ sở (CĐCS);
  • Đại diện NSDLĐ (NSDLĐ), và
  • Đại diện người lao động (NLĐ)

Số lượng người tham dự (Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP):

Bên người sử dụng lao động: Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, người sử dụng lao động quyết định số lượng, thành phần đại diện cho mình để tham gia đối thoại bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Bên người lao động: Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:

  • Ít nhất 03 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng dưới 50 người lao động;
  • Ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 50 người lao động đến dưới 150 người lao động;
  • Ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 150 người lao động đến dưới 300 người lao động;
  • Ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 300 người lao động đến dưới 500 người lao động;
  • Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
  • Ít nhất 24 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.

Nội dung cuộc đối thoại

huong dan mau bien ban hoi nghi doi thoai tai noi lam viec
Mẫu biên bản hội nghị đối thoại tại nơi làm việc

Nội dung cuộc đối thoại (Điều 64 BLLĐ 2019)

  1. Tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ.
  2. Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.
  3. Điều kiện làm việc.
  4. Yêu cầu của NLĐ, tập thể lao động đối với NSDLĐ.
  5. Yêu cầu của NSDLĐ với NLĐ, tập thể lao động.
  6. Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Đối thoại khi có yêu cầu

Tiến hành đối thoại được tiến hành định kỳ ít nhất 01 năm một lần hoặc theo yêu cầu của một bên. (khoản 1 Điều 63 BLLĐ 2019).

Quy trình Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên (Điều 40 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

Việc tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại của bên đề nghị đối thoại bảo đảm các điều kiện sau:

  • Đối với bên người sử dụng lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;
  • Đối với bên người lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này.

Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, bên nhận được yêu cầu đối thoại phải có văn bản trả lời, thống nhất về thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động và đại diện đối thoại bên người lao động có trách nhiệm phối hợp, tiến hành tổ chức đối thoại.

Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại

Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.

>>> Xem thêm: Quyền của đương sự khi tham gia đối thoại trong vụ án hành chính.

Đối thoại định kỳ

cong doan co so co vai tro quan trong trong doi thoai va hoa giai
Công đoàn cơ sở có vai trò quan trọng trong đối thoại và hòa giải

Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP . Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tổ chức đối thoại định kỳ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Thành phần tham gia đối thoại định kỳ là đại diện hai bên theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này. Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức đối thoại định kỳ do hai bên sắp xếp phù hợp với điều kiện thực tế và theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tổ chức đối thoại định kỳ, các bên có trách nhiệm gửi nội dung đối thoại cho bên tham gia đối thoại.

Đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi bên người sử dụng lao động có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và bên người lao động có sự tham gia của trên 70% tổng số thành viên đại diện quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này. Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện người lao động (nếu có) và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có).

Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã trình bày một số quy định liên quan đến thủ tục đối thoại khi công ty có đình công. Nếu Quý khách vẫn còn vấn đề băn khoăn liên quan đến lĩnh vực lao động, vui lòng liên hệ chúng tôi theo số hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.

Scores: 4.15 (17 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87