Cộng tác viên kinh doanh là một trong những mô hình hiện nay đang được rất nhiều cá nhân doanh nghiệp áp dụng, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa thành lập, hoặc vừa triển khai dự án mới, bởi tính chất linh hoạt, tiết kiệm của nó. Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ quý bạn đọc cách soạn mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh theo đúng quy định pháp luật.
Mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh
==>>CLICK TẢI HƯỚNG DẪN SOẠN MẪU HỢP ĐỒNG CỘNG TÁC VIÊN KINH DOANH
Mục Lục
Cộng tác viên kinh doanh là gì?
Cộng tác viên kinh doanh là một nghề mà tự do mà người làm không phải là nhân viên chính của công ty, người ta thường ví cộng tác viên kinh doanh là một nghề tay trái, nghề phụ và thời gian làm việc không phải gò bó, làm việc lúc rảnh rỗi, không gian và thị trường rất rộng, không phải lo lắng nhiều về số vốn phải bỏ ra.
Đối với việc kinh doanh thì tìm kiếm khách hàng luôn là được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là đối với những cá nhân, doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh thì việc tìm kiếm cho mình những khách hàng đầu tiên cũng giống như đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng hoàn thiện quá trình kinh doanh. Khi kinh phí để quảng cáo cũng như tuyển nhân viên eo hẹp. Thì các đơn vị kinh doanh phải tìm ra giải pháp để vừa có thể có thêm nhân viên kinh doanh, vừa có thêm khách hàng mà không phải trả lương cứng cho các nhân viên đó. Từ những nhu cầu đó của rất nhiều đơn vị thì nghề cộng tác viên ra đời.
>>> Xem thêm: Hợp Đồng Cộng Tác Viên Có Phải Đóng Bảo Hiểm Không
Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh là gì?
pháp luật không có quy định cụ thể về hợp đồng này
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về hợp đồng cộng tác viên kinh doanh, tuy nhiên, căn cứ vào tên gọi, chủ thể giao kết hợp đồng và những điều khoản tại hợp đồng để có thể xác định loại hợp đồng ở đây là hợp đồng DỊCH VỤ hay hợp đồng LAO ĐỘNG thông thường.
Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh là hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ theo quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 là hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Như vậy, nếu nội dung hợp đồng cộng tác viên kinh doanh quy định cộng tác viên sẽ là bên thực hiện dịch vụ, và bên nhận cộng tác viên làm việc sẽ chi trả chi phí dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này, cộng tác viên chỉ việc hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian cụ thể mà hai bên đã thỏa thuận, thì hợp đồng này sẽ được xem là hợp đồng dịch vụ và sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự hoặc luật Thương mại.
Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh là hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Như vậy, nếu tại hợp đồng cộng tác viên kinh doanh quy định cộng tác viên và người sử dụng lao động có các điều khoản như trên, thì có thể xác định Hợp đồng cộng tác viên là Hợp đồng lao động.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1, Điều 20, Bộ luật lao động 2019, hợp đồng lao động có 02 loại:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Nếu công ty ký kết hợp đồng lao động đối với cộng tác viên, khi đó, quan hệ lao động sẽ được phát sinh, và các bên sẽ bị ràng buộc bởi rất nhiều các quy tắc như (Nội quy lao động, điều lệ công ty, thời gian làm việc trong một ngày, thời gian nghỉ lễ…) thì người được tuyển dụng xem như đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và tùy theo thời hạn ký kết hợp đồng mà xác định đó là hợp đồng lao động nào.
Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Tùy thuộc vào loại hợp đồng cụ thể mà Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh có thể phải đóng hoặc không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với hợp đồng dịch vụ
Trong quan hệ dân sự, thỏa thuận giữa các bên luôn được pháp luật ưu tiên trên hết. Do đó, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng này chỉ mang tính chất là sự thỏa thuận của các bên được thể hiện qua điều khoản tại hợp đồng, do đó, không áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Thêm vào đó, bên cung ứng phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân. Thông thường mức nộp thuế thường là 10%.
>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Soạn Thảo Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh
Đối với hợp đồng lao động
Căn cứ theo điểm a, điểm b, Khoản 1, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
Theo quy định pháp luật hiện hành thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn, hợp đồng mùa vụ hoặc hợp đồng theo một công việc nhất định từ 3 tháng đến dưới 12 tháng thì phải đóng bảo hiểm xã hội. Từ 1/1/2018 người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng thì phải đóng bảo hiểm xã hội.
Cách soạn mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh
Phụ thuộc vào nhu cầu và thỏa thuận
Tùy vào nhu cầu của người nhận công tác viên và thỏa thuận của các bên cũng như loại hợp đồng để có thể soạn một mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh phù hợp với các bên, tuy nhiên, một hợp đồng để được xem là hợp pháp cần phải có đủ các yếu tố như:
- Họ tên, thông tin cụ thể của người nhận cộng tác viên kinh doanh
- Họ tên, thông tin của của công tác viên
- Các điều khoản thỏa thuận của các bên về lợi nhuận, tiền hoa hồng, tiền công, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên,…
- Chữ ký của các bên.
Trên đây là nội dung tư vấn hướng dẫn soạn thảo hợp đồng cộng tác viên kinh doanh, quý bạn đọc nếu có nhu cầu tư vấn pháp lý hoặc sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng cộng tác viên kinh doanh theo yêu cầu vui lòng liên hệ hotline: 1900.63.73.87 để được luật sư tư vấn hợp đồng hỗ trợ tư vấn luật hợp đồng chi tiết, cụ thể hơn. Trân trọng cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.