Quyền của người liên quan trong vụ án tranh chấp thừa kế di sản là vấn đề được nhiều được nhiều người quan tâm trong tranh chấp thừa kế. Ngoài các nguyên đơn và bị đơn, thì các chủ thể liên quan cũng là chủ thể có quyền lợi cần được bảo vệ, cũng như nghĩa vụ phải thực hiện để đảm bảo quyền lợi cho các bên. Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin cơ bản để mọi người có thể biết và bảo vệ tốt quyền lợi của mình.
Người liên quan trong tranh chấp thừa kế di sản
Mục Lục
Người liên quan trong vụ án tranh chấp thừa kế di sản là những ai?
Trong quan hệ pháp luật thừa kế, tồn tại ba chủ thể là người để lại di sản, người thừa kế và người quản lý di sản. Theo đó, tranh chấp trong quan hệ thừa kế thường phát sinh giữa những người thừa kế với nhau, hoặc giữa người thừa kế và người quản lý di sản.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
Như vậy, có thể hiểu người liên quan trong vụ án tranh chấp thừa kế di sản sẽ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Trong các tranh chấp thừa kế di sản, thì người liên quan có thể là những người thừa kế, người quản lý di sản mà không khởi kiện hoặc không bị kiện. Việc giải quyết tranh chấp thừa kế cần có sự tham gia của các chủ thể này để bảo vệ quyền lợi của họ cũng như quyền lợi của nguyên đơn, bị đơn.
>> Xem thêm: Quyền của bên giữ, quản lý khi tài sản đang có tranh chấp
Quyền của người liên quan trong vụ án tranh chấp thừa kế di sản
Người liên quan đến vụ án tranh chấp thừa kế di sản có các quyền được quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể:
- Tham gia phiên tòa theo quy định.
- Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.
- Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành.
- Có quyền có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn.
- Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định.
- Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Một số quyền khác được quy định chung tại Điều 70 BLTTDS 2015.
Trong trường hợp người liên quan có yêu cầu độc lập và yêu cầu này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền của nguyên đơn quy định tại Điều 71 BLTTDS 2015. Nếu người liên quan tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ liên quan thì có quyền như bị đơn theo Điều 72 BLTTDS 2015.
Tranh chấp di sản thừa kế
Hướng xử lý khi tòa án không đưa vào tham gia vụ án tranh chấp thừa kế di sản
Có ba trường hợp mà người liên quan cần lưu ý khi yêu cầu tham gia vào vụ án tranh chấp thừa kế di sản, cụ thể:
Khi Tòa chưa tuyên án
- Người liên quan trong vụ tranh chấp thừa kế di sản có quyền, nghĩa vụ của họ trong tranh chấp cần giải quyết, theo đó, người liên quan có quyền tham gia vào vụ việc thông qua việc tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Trường hợp không có ai đề nghị đưa người liên quan vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa người liên quan vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Tuy nhiên, việc đợi Tòa án xác định rồi đề nghị đưa người liên quan tham gia vào tố tụng đôi khi sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người liên quan. Theo đó, người liên quan có thể tự thực hiện quyền yêu cầu Tòa án chấp nhận đề nghị xác nhận tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan của mình thông qua đơn đề nghị xác nhận tư cách tố tụng.
Khi Tòa đã tuyên án sơ thẩm nhưng có hiệu lực pháp luật
- Việc Tòa án sơ thẩm giải quyết tranh chấp mà không đưa người liên quan đến tranh chấp thừa kế vào theo quy định tại khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, làm cho người liên quan không thể thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình được. Do đó, trong trường hợp bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực, người liên quan có thể thực hiện những quyền sau để bảo vệ lợi ích của mình:
- Trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án, thông báo, đề nghị với Viện kiểm sát có thẩm quyền bằng bản, đề nghị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm do có sự vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Thực hiện quyền kháng cáo đối với bản án sơ thẩm, yêu cầu hủy bản án sơ thẩm do có sự vi phạm nghiêm trong thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người liên quan trong vụ án tranh chấp thừa kế, trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án; trong trường hợp người liên quan không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ bản án được niêm yết.
Bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật; hoặc Tòa đã tuyên án phúc thẩm
- Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp mà người liên quan đáng lẽ ra được hưởng nếu được tòa triệu tập với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp này, người liên quan không thể thực hiện kháng cáo được nữa, nên việc bảo vệ quyền của mình được thực hiện thông qua thủ tục giám đốc thẩm.
- Theo đó, người liên quan tiến hành đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, bản án phúc thẩm do có sự vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của người liên quan không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật. Qua đó, đề nghị hủy án sơ thẩm, phúc thẩm, thực hiện trả hồ sơ để xét xử lại sơ thẩm.
Quyền của người liên quan trong tranh chấp thừa kế di sản
Nghĩa vụ của người liên quan khi tham gia vụ án tranh chấp thừa kế di sản
Người liên quan đến vụ án tranh chấp thừa kế di sản có các nghĩa vụ được quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể:
- Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
- Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.
- Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Một số nghĩa vụ khác được quy định chung tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Trong trường hợp người liên quan có yêu cầu độc lập và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Nếu người liên quan tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi liên quan thì có nghĩa vụ của nguyên đơn theo Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Nếu người liên quan tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ liên quan thì có nghĩa vụ của bị đơn theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Tóm lại, người liên quan trong vụ án tranh chấp thừa kế di sản có quyền tham gia tố tụng, quyền trình bày ý kiến, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người liên quan trong vụ án tranh chấp thừa kế di sản là cần thiết, góp phần đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong quá trình giải quyết vụ án. Quý bạn đọc có bất cứ vướng mắc nào cần luật sư tư vấn luật thừa kế vui lòng gọi vào Hotline 1900.63.63.87 để được luật sư hỗ trợ giải đáp chi tiết nhất. Xin cảm ơn.
Bài viết liên quan:
- Giải quyết tranh chấp di sản khi xuất hiện người thừa kế mới
- Dịch vụ nhận ủy quyền tham gia vụ án tranh chấp di sản thừa kế
- Luật sư tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp thừa kế
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.