Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động

Điều tra tai nạn lao động là một hoạt động thông qua đó cơ quan điều tra có thể xác định được nguyên nhân gây ra tai nạn lao động. Trong hoạt động đó, biên bản điều tra tai nạn lao động đóng vai trò xác thực một số thông tin liên quan đến vụ việc tai nạn lao động từ đó bảo vệ quyền lợi của người lao động. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động.

Biên bản điều tra tai nạn lao động

Biên bản điều tra tai nạn lao động

Điều tra tai nạn lao động là gì?

Tai nạn lao động được quy định là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động

Theo đó khi tai nạn lao động xảy ra, Đoàn điều tra tai nạn lao động phải được thành lập để tiến hành điều tra tai nạn lao động với thẩm quyền như sau căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

“1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, trừ trường hợp đã được điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này hoặc tai nạn lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm có người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.

Trường hợp tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn lao động phải lập biên bản ghi nhận sự việc và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tai nạn.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh để tiến hành điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên, kể cả người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này; điều tra lại vụ tai nạn lao động đã được Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở đã điều tra khi có khiếu nại, tố cáo hoặc khi xét thấy cần thiết.

Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh gồm có đại diện của Thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Sở Y tế, đại diện Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và một số thành viên khác.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương để tiến hành điều tra các vụ tai nạn lao động khi xét thấy tính chất nghiêm trọng của tai nạn lao động hoặc mức độ phức tạp của việc điều tra tai nạn lao động vượt quá khả năng xử lý của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh; điều tra lại vụ tai nạn lao động đã được Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm điều tra.

Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương gồm có đại diện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đại diện Bộ Y tế, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và một số thành viên khác.

4. Đối với các vụ tai nạn, sự cố quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này, việc thực hiện điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về lao động và có sự phối hợp của Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động.

Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động

Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động là gì?

Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động

Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động

Biên bản điều tra tai nạn lao động được hiểu là văn bản được xác lập bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác thực một số thông tin liên quan đến vụ việc tai nạn lao động, qua đó đưa ra các bằng chứng, chứng cứ chính xác nhất để hỗ trợ người lao động khi xảy ra tai nạn lao động.

Tải mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động

>>> Tải mẫu biên bản: Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động

Thời gian lập biên bản điều tra tai nạn lao động

Quy định pháp luật về biên bản điều tra tai nạn lao động

Quy định pháp luật về biên bản điều tra tai nạn lao động

Theo đó căn cứ tại Khoản 6 Điều 35 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về thời hạn lập biên bản điều tra tai nạn lao động như sau:

“6. Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp trung ương quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động như sau:

a) Không quá 04 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động;

b) Không quá 07 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động;

c) Không quá 20 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên;

d) Không quá 30 ngày đối với tai nạn lao động chết người; không quá 60 ngày đối với tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y. Trường hợp các vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm do cơ quan điều tra tiến hành điều tra nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn điều tra được tính từ khi Đoàn điều tra tai nạn lao động nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn.”

Đối với trường hợp quá thời hạn trên mà vẫn chưa nhận được biên bản tai nạn lao động thì người lao động có thể làm đơn đề nghị Đoàn điều tra cấp tỉnh cung cấp. Nếu vẫn không được, người lao động có thể làm đơn khiếu nại gửi Trưởng Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan thành lập Đoàn này  hoặc thậm chí là khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Luật sư tư vấn về tai nạn lao động

  • Tư vấn tai nạn lao động cho người lao động
  • Tư vấn về quá trình điều tra tai nạn lao động
  • Tư vấn về thủ tục điều tra tai nạn lao động
  • Tư vấn pháp luật lao động cho doanh nghiệp
  • Tư vấn quyền lợi của người lao động trong theo hợp đồng lao động và trường hợp làm việc không có hợp đồng lao động

Như vậy quá trình điều tra tai nạn lao động thì biên bản điều tra tai nạn lao động là một thành phần không thể thiếu góp phần đưa ra chứng cứ hỗ trợ người lao động .Để có thể được tư vấn kỹ hơn trong từng trường hợp cụ thể quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời. Luật Long Phan hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều khách hàng với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi chuyên về lĩnh vực luật Lao động.

Scores: 4.5 (46 votes)

Luật sư: Luật Sư Võ Tấn Lộc

Luật sư Võ Tấn Lộc- thành viên đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là luật sư thành viên tại công ty Luật Long Phan PMT. Với nhiều năm kinh nghiệm giải quyết hầu như tất cả các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ và các dịch vu pháp lý khác, đồng thời trực tiếp tham gia tố tụng và thành công bảo vệ quyền lợi khách hàng trong tranh chấp về sở hữu trí tuệ . Luôn lấy sự uy tín, tinh thần trách nhiệm lên hàng đầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87