Luật sư hướng dẫn chia tài sản khi chung sống như vợ chồng là một trong những dịch vụ luật sư tư vấn liên quan đến phân chia tài sản cho những cặp nam nữ chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn. Nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng muốn phân chia tài sản thì phải dựa trên thỏa thuận của hai bên hoặc chia tài sản theo quy định của pháp luật. Bài viết này sẽ giúp bạn cung cấp cho bạn những nội dung cơ bản về vấn đề này.
Hướng dẫn chia tài sản khi chung sống như vợ chồng
Mục Lục
- 1 Thế nào là chung sống như vợ chồng
- 2 Trường hợp sống chung với nhau như vợ chồng thì tài sản có được chia đôi không?
- 3 Người sống chung với nhau như vợ chồng có được hưởng di sản thừa kế?
- 4 Trường hợp nào không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được công nhận là vợ chồng?
- 5 Luật sư tư vấn chia tài sản khi chung sống như vợ chồng tại Cần thơ
- 5.1 Phạm vi dịch vụ
- 5.2 Chi phí luật sư
Thế nào là chung sống như vợ chồng
Trên thực tế, tình trạng nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng tồn tại dưới nhiều dạng thức như: sống thử trước khi kết hôn, sinh hoạt chung như một gia đình, sống chung và có con chung nhưng không đăng ký kết hôn… Nhưng theo quy định của pháp luật thì căn cứ tại Khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.
Như vậy, việc một nam, một nữ sống chung với nhau và xem nhau như vợ chồng thì được pháp luật công nhận là chung sống như vợ chồng.
Trường hợp sống chung với nhau như vợ chồng thì tài sản có được chia đôi không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về giải quyết quan hệ tài sản giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên;
- Trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Theo đó, quan hệ tài sản của nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ được chia theo thỏa thuận của các bên. Nếu như không có thỏa thuận thì tiến hành chia tài sản theo quy định tại Điều 219 của Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
- Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Như vậy, tài sản thuộc sở hữu chung của nam nữ chung sống như vợ chồng có thể phân chia thì mỗi bên đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung. Trường hợp tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì một bên sẽ nhận hiện vật và trả lại cho bên còn lại phần giá trị tương đương của tài sản mà đáng lý người đó được hưởng
Người sống chung với nhau như vợ chồng có được hưởng di sản thừa kế?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật theo thứ tự các hàng thừa kế dưới đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Vì vậy, mặc dù đã chung sống với nhau như vợ chồng, việc không đăng ký kết hôn dẫn đến không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Do đó, người chung sống như vợ chồng sẽ không được hưởng thừa kế di sản, trừ trường hợp có di chúc để lại tài sản cho người kia theo quy định tại Chương XXII Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, con chung vẫn có quyền được hưởng di sản từ cha mẹ của họ.
Chung sống như vợ chồng có được hưởng thừa kế
>>> Xem thêm: Chung sống như vợ chồng có được chia thừa kế?
Trường hợp nào không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được công nhận là vợ chồng?
Căn cứ khoản 2 Điều 44 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định thì đối với trường hợp không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được công nhận là vợ chồng, cụ thể như sau:
Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Hộ tịch.
Như vậy, trong trường hợp nam nữ chung sống với nhau trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà vẫn chưa đăng ký kết hôn thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Luật sư tư vấn chia tài sản khi chung sống như vợ chồng tại Cần thơ
Phạm vi dịch vụ
Luật Long Phan PMT sẽ cung cấp cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn liên quan đến chia tài sản khi sống chung như vợ chồng như sau:
- Giải đáp thắc mắc về các quy định về sống chung như vợ chồng;
- Tư vấn về cách phân chia tài sản khi chung sống như vợ chồng;
- Tư vấn các quy định về chia thừa kế khi hai người chung sống như vợ chồng;
- Hướng dẫn làm thủ tục, hồ sơ để giải quyết yêu cầu chia tài sản khi chung sống như vợ chồng;
- Đại diện theo ủy quyền, luật sư bảo vệ quyền lợi tham gia tranh tụng tại tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ trong vụ án tranh chấp tài sản khi chung sống như vợ chồng;
- Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến chia tài sản khi chung sống như vợ chồng.
Tư vấn chia tài sản khi chung sống như vợ chồng
>>> Xem thêm: Tư vấn luật hôn nhân gia đình
Chi phí luật sư
Chi phí luật sư hôn nhân gia đình được xác định tùy từng sự việc cụ thể.
Quý khách hàng nếu có nhu cầu tư vấn chuyên sâu hoặc sử dụng dịch vụ luật sư lao động của công ty chúng tôi, tùy từng vấn đề, yêu cầu cụ thể của khách hàng, chúng tôi sẽ đưa ra mức chi phí phù hợp, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho khách hàng.
Trong trường hợp phát sinh những tình tiết mới, ảnh hưởng đến đối tượng hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận lại về mức phí dịch vụ bằng phụ lục hợp đồng.
Như vậy, việc chung sống như vợ chồng sẽ được chia tài sản dựa trên thỏa thuận của hai bên hoặc đóng góp tài sản của mỗi bên để chia theo phần. Nếu trong quá trình đọc có vấn đề chưa hiểu hoặc thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn hãy liên hệ với Luật Long Phan PMT chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 để được Luật sư Hôn nhân gia đình tư vấn chi tiết hơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.