Kinh doanh rượu cần những điều kiện gì?

Kinh doanh rượu cần những điều kiện gì? – câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ không chỉ các doanh nghiệp đang và sẽ kinh doanh rượu mà còn từ rất nhiều bạn đọc có thắc mắc về ngành kinh doanh này. Quý bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điều kiện để kinh doanh rượu một cách hợp pháp thông qua bài viết dưới đây.

Trách nhiệm bắt buộc của cơ sở kinh doanh rượu theo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019

Sản xuất rượu thủ công

Các loại hình kinh doanh rượu

Các loại hình kinh doanh rượu theo quy định của pháp luật bao gồm:

  • Sản xuất rượu công nghiệp
  • Sản xuất rượu thủ công
  • Phân phối rượu
  • Bán buôn rượu
  • Bán lẻ rượu
  • Bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Điều kiện kinh doanh đối với từng loại hình kinh doanh rượu

Theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP, các điều kiện sản xuất kinh doanh rượu bao gồm:

Sản xuất rượu công nghiệp

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
  • Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định
  • Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định
  • Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu
  • Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

Sản xuất rượu thủ công

  • Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
  • Nếu cá nhân, tổ chức sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến hiện tại, các điều kiện sẽ là:
  • Có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
  • Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.

Phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu

  • Đối với kinh doanh phân phối hoặc bán buôn rượu, cá nhân, tổ chức phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Đối với hoạt động bán lẻ rượu, chủ thể được quyền kinh doanh bán lẻ rượu có thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập đúng theo quy định của pháp luật.
  • Các doanh nghiệp kinh doanh phân phối rượu phải có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài. Doanh nghiệp kinh doanh bán buôn, bán lẻ rượu phải có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
  • Doanh nghiệp phân phối rượu phải có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu.
  • Doanh nghiệp bán buôn rượu phải có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với ít nhất 01 thương nhân bán lẻ rượu.
  • Chủ thể kinh doanh bán lẻ rượu phải có thêm điều kiện về việc có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.

Bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải tuân theo các quy định về điều kiện sau:

  • Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh.
  • Có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
  • Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.

Trách nhiệm bắt buộc của cơ sở kinh doanh rượu

Theo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019

Ngoài ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu phải trách nhiệm như sau:

  • Tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh rượu; về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, an toàn thực phẩm, chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ghi nhãn hàng hóa đối với rượu. Thông tin về sản phẩm rượu phải bảo đảm chính xác, khoa học.
  • Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  • Không sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh, quảng cáo rượu.
  • Thu hồi và xử lý rượu không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm do cơ sở mình sản xuất, mua bán theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
  • Cơ sở bán rượu phải niêm yết thông báo không bán rượu cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh.
  • Cơ sở bán rượu tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu.
  • Không được mở mới điểm bán rượu để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.

Quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh đối với từng loại hình kinh doanh rượu

Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh rượu

Luật sư tư vấn trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh rượu

Đối với thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh rượu, đội ngũ Luật sư doanh nghiệp Long Phan PMT xin hỗ trợ quý khách hàng trong các công việc sau đây:

  • Soạn thảo đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh rượu
  • Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh rượu
  • Liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để nộp và nhận Giấy phép kinh doanh rượu

Trên đây là bài viết của chúng tôi về kinh doanh rượu cần những điều kiện gì. Nếu còn có thắc mắc về điều kiện sản xuất, kinh doanh rượu hoặc cần tư vấn luật doanh nghiệp, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900636387 để được tư vấn và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

Scores: 4.91 (70 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87