Khi nào doanh nghiệp cần dịch vụ pháp lý của luật sư?

Doanh nghiệp là chủ thể đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Trong quá trình hoạt động và phát triển, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro pháp lý. Các rủi ro pháp lý nếu không được ngăn chặn sẽ trở thành sự kiện pháp lý – gây thiệt hại nghiêm trọng đến doanh nghiệp. Do đó, để hoạt động hiệu quả và hạn chế rủi ro, doanh nghiệp luôn cần dịch vụ pháp lý của luật sư. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề này.

Dịch vụ pháp lý luật sư vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp
                             Dịch vụ tư vấn pháp lý của luật sư trong doanh nghiệp

Rủi ro pháp lý là gì?

Rủi ro pháp lý có thể hiểu là sự kiện pháp lý không chắc chắn, có thể xảy ra và ảnh hưởng đến mục tiêu của chủ thể pháp lý. Như vậy, rủi ro pháp lý là một sự kiện pháp lý có thể xảy ra hoặc không xảy ra (tức là có xác suất dưới 100%) và khi xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu, quyền lợi, thậm chí là lợi nhuận của tổ chức.

>> Xem thêm: Dịch Vụ Tư Vấn Pháp Luật Thường Xuyên Cho Doanh Nghiệp

Hình ảnh về các rủi ro pháp lý thường gặp trong kinh doanh là gì
                                 Vai trò của tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp

Những rủi ro pháp lý thường gặp trong kinh doanh

Rủi ro trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp với đối tác chủ yếu tập trung vào việc xác lập, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh doanh thương mại.

Ngay từ khâu chuẩn bị các nội dung cho việc ký kết hợp đồng, phần lớn các doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng không có được hồ sơ năng lực, hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, các giấy tờ kèm theo như Đăng ký kinh doanh, bản sao điều lệ, giấy tờ nhân thân của người đại diện, văn bản ủy quyền, phân quyền, các hồ sơ về năng lực tài chính… Nhiều khi doanh nghiệp chỉ tập trung vào nội dung các hợp đồng giao dịch, chỉ ký cho được hợp đồng giao dịch, luôn luôn nghĩ rằng rủi ro không xảy ra với mình mà chưa tập trung đến các yếu tố khác như: Điều kiện thực hiện hợp đồng, thời hạn thực hiện hợp đồng, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ và điều kiện đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ, kết quả thực hiện, phương thức thanh toán tiền, điều kiện dừng, tạm dừng thực hiện công việc, phương án giải quyết tranh chấp, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, các chế tài áp dụng, thời gian và quy trình khởi kiện, nơi khởi kiện nếu bên đối tác vi phạm; tính có hiệu lực của hợp đồng và đặc biệt là hiệu quả của hợp đồng mang lại. 

Trong nội bộ doanh nghiệp thường gặp rủi ro gì?

Các tranh chấp nội bộ công ty bao gồm tranh chấp giữa doanh nghiệp với các thành viên và tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau. Thông thường, tranh chấp nội bộ doanh nghiệp được giải quyết theo Điều lệ doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp được quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều 6 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Hiện nay, rủi ro trong nội bộ doanh nghiệp có rất nhiều, song có thể phân tích hai trường hợp sau để thấy rõ:

  • Rủi ro trong việc tranh chấp giữa các thành viên trong công ty

Việc góp vốn và cơ chế phân chia lợi nhuận, ghi nhận công sức đóng góp cũng có những cách hiểu khác nhau, xuất phát từ việc vốn điều lệ chỉ là cam kết góp nên các thành viên thường góp rất ít hoặc không góp nhưng lại đưa ra số vốn điều lệ rất lớn. Các thành viên luôn nghĩ mình có số vốn lớn và nghĩ rằng có ghi trên điều lệ công ty là đương nhiên có tài sản mà không biết rằng việc cam kết đó gắn liền với trách nhiệm, công ty kinh doanh có thể phát sinh lãi, hòa hoặc lỗ, trong trường hợp lãi thì lợi nhuận không tương xứng với số vốn góp, còn lỗ thì nghĩa vụ lại luôn tương xứng với số vốn góp. Tài sản của công ty chưa được tách biệt với tài sản của từng chủ sở hữu, việc xác định công sức đóng góp không được rõ ràng, việc phân chia lợi nhuận cũng không xác định được các điều kiện cần và đủ để phân chia nên đã dẫn đến mâu thuẫn, phá vỡ liên kết làm ăn và nhiều khi còn phá làm mất cả tình bạn có được trước khi kinh doanh làm ăn với nhau.

  • Rủi ro trong việc tranh chấp với người lao động

Nhiều tranh chấp về lao động phát sinh, những vướng mắc về lao động, nội quy lao động, khen thưởng, kỷ luật. Người sử dụng lao động thì chấm dứt công việc của người lao động một cách tùy tiện hoặc sa thải trái quy định còn người lao động thì tự ý nghỉ việc. Người sử dụng lao động thì vi phạm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hay việc làm thêm giờ, quá giờ hoặc bố trí công việc không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ hay không đúng với nội dung hợp đồng đã ký kết. Người lao động đặc biệt là lao động có chất lượng khi nghỉ việc, không chỉ làm cho doanh nghiệp mất đi người lao động, nhân lực của doanh nghiệp, nhiều khi có làm thiệt hại, giảm sút đáng kể về doanh số, số lượng khách hàng do chính người lao động đang trực tiếp quản lý và rất có thể người lao động này lại trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp và cạnh tranh lớn cho chính doanh nghiệp.

Tư vấn pháp lý liên quan đến thủ tục doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước
Rủi ro pháp lý khi làm việc với cơ quan nhà nước

Các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp phải làm việc với cơ quan nhà nước là gì?

Để thành lập, doanh nghiệp cần liên hệ Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh để nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp, nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tiếp theo là làm con dấu pháp nhân, tiến hành đăng ký kê khai thuế với cơ quan thuế địa phương. Doanh nghiệp lập hồ sơ tham gia bảo hiểm nộp cho cơ quan bảo hiểm quận huyện địa phương đăng ký trên Giấy phép kinh doanh. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần liên hệ cơ quan có thẩm quyền để xin giấy phép phòng cháy chữa cháy. Và còn rất nhiều vấn đề pháp lí mà doanh nghiệp cần liên hệ làm việc với cơ quan nhà nước. 

Việc phòng ngừa và xử lý rủi ro pháp lý là vấn đề quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, doanh nghiệp cần được tư vấn pháp lý doanh nghiệp để tránh những rủi ro trên.

Hiện nay, Công ty Luật Long Phan PMT là một công ty luật cung cấp các dịch vụ pháp lý và trợ giúp pháp lý. Nền tảng cơ bản để Long Phan PMT phục vụ khách hàng và công lý là được các luật sư có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm nhằm giúp khách hàng giải quyết được gánh nặng pháp lý trên. Đội ngũ luật sư, nhân viên của Long Phan PMT được đào tạo chuyên nghiệp từ đạo đức nghề nghiệp đến năng lực chuyên môn cam kết sẽ đem đến cho khách hàng dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất. Để được hỗ trợ và tư vấn, xin quý khách hàng vui lòng gọi qua hotline bên dưới. Xin cảm ơn!

Scores: 4.88 (8 votes)

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8