Soạn thảo hợp đồng ký gửi hàng hóa là một trong những bước quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động ký gửi hàng hóa. Một hợp đồng chất lượng sẽ đảm bảo tốt nhất quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động này. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người gặp khó khăn trong việc soạn thảo hợp đồng ký gửi hàng hóa sao cho đầy đủ và hợp lệ. Bài viết dưới đây của Luật Long Phan sẽ hướng dẫn Quý bạn đọc soạn thảo hợp đồng ký gửi hàng hóa.
Hợp đồng ký gửi hàng hóa
Mục Lục
Hợp đồng ký gửi hàng hóa là gì?
- Là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về việc ký gửi hàng hóa và quy định quyền, nghĩa vụ của các bên.
- Trong đó, bên sở hữu tài sản chuyển quyền quản lý, định đoạt tạm thời tài sản của mình cho bên nhận ký gửi thông qua việc lập hợp đồng ký gửi hàng hóa.
- Trong quá trình ký gửi hàng hóa có phát sinh thù lao về tiền công, hoa hồng cho bên nhận ký gửi.
Về bản chất thì ký gửi hàng hóa chính là hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa được quy định tại Điều 155 Luật Thương mại năm 2005. Theo đó, ủy thác mua bán hàng hoá:
- Là hoạt động thương mại.
- Bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.
Ký gửi hàng hóa
>>> Xem thêm: Các điều khoản cần lưu ý trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Chủ thể và đối tượng của hợp đồng ký gửi hàng hóa
Chủ thể
- Bên ký gửi (bên ủy thác) là thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác.
- Bên nhận ký gửi (bên nhận ủy thác): là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác và thực hiện mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác.
CSPL: Điều 156 và Điều 157 Luật Thương mại năm 2005.
Đối tượng
- Hàng hóa: Là hàng hóa hữu hình.
- Công việc mua bán hàng hóa do bên nhận uỷ thác tiến hành theo uỷ quyền của bên uỷ thác.
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng ký gửi hàng hóa
1. Quốc hiệu, tiêu ngữ ở đầu hợp đồng;
2. Tên hợp đồng (in hoa): HỢP ĐỒNG KÝ GỬI HÀNG HÓA;
3. Số hiệu hợp đồng;
4. Đối tượng của hợp đồng;
5. Số lượng và chất lượng hàng hóa
6. Giá ký gửi: thỏa thuận theo các hình thức khác nhau, bao gồm:
- Bên ký gửi đưa ra mức giá ký gửi (giá bán hàng hóa). Bên nhận ký gửi phải bán đúng giá đó cho khách hàng của bên ký gửi và nhận hoa hồng.
- Bên ký gửi đưa ra mức giá ký gửi là giá giao hàng. Bên nhận ký gửi có toàn quyền ấn định giá bán hàng hóa cho khách hàng của bên ký gửi và hưởng chênh lệch giữa giá giao hàng và giá bán ra.
7. Phương thức đặt và giao hàng;
8. Thù lao ký gửi: có 2 hình thức giá ký gửi thì tương ứng cũng có 2 hình thức thù lao ký gửi như sau:
- % trên giá bán.
- Hưởng chênh lệch giá.
9. Phương thức và thời hạn thanh toán;
10. Thời gian và địa điểm giao nhận hàng;
11. Bảo hành và sửa chữa hàng hóa;
12. Quyền và nghĩa vụ của các bên;
13. Xử lý vi phạm hợp đồng;
14. Điều khoản giải quyết tranh chấp
15. Sự kiện bất khả kháng.
16. Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng.
Soạn thảo hợp đồng ký gửi hàng hóa
>>> Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa
Luật sư hướng dẫn soạn thảo hợp đồng ký gửi hàng hóa
- Tư vấn quy định pháp luật và cách soạn thảo hợp đồng ký gửi hàng hóa hợp lệ.
- Tư vấn thủ tục ký gửi hàng hóa.
- Giải thích các nội dung của hợp đồng cho khách hàng.
- Nghiên cứu các tài liệu và tìm hiểu thông tin liên quan đến các bên trong hợp đồng để đưa ra giải pháp tối ưu cho việc soạn thảo và ký kết hợp đồng.
- Thực hiện các yêu cầu có liên quan khác của khách hàng.
Việc soạn một bản hợp đồng ký gửi hàng hóa với đầy đủ những điều khoản luật định là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Đây cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp trường hợp các bên không thống nhất trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trên đây là bài viết của Luật Long Phan về cách soạn thảo hợp đồng ký gửi hàng hóa. Nếu quý khách còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hợp đồng vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline: 1900636387 để được hỗ trợ.