Logistics là ngành dịch vụ khá mới mẻ đối với Việt Nam trong những năm gần đây. Chính vì thế mà rất nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp đã lựa chọn ngành nghề này để kinh doanh. Tuy nhiên, các chủ thể khi tham gia vào hợp đồng logistics có thể gặp phải những tranh chấp không mong muốn về vấn đề này. Bài viết dưới đây Luật Long Phan PMT sẽ giới thiệu cũng như hỗ trợ Quý khách hàng về cách giải quyết tranh chấp hợp đồng logistics.
Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ logistics
Mục Lục
Tổng quan về hợp đồng Logistics?
Khái niệm
- Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc cụ thể, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
- Ngoài ra, Luật Thương mại năm 2005 quy định: Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.Như vậy, Hợp động dịch vụ thể hiện tính thương mại rõ ràng. Cung ứng dịch vụ là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bên cung ứng thực hiện việc cung ứng để thu lợi nhuận và bên còn lại trả tiền.
Như vậy, từ những quy định trên có thể hiểu hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận giữa một bên cung cấp dịch vụ và một bên là khách hàng, theo đó bên cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện tích hợp một hoặc nhiều dịch vụ trong chuỗi cung ứng logistics bao gồm việc nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa, còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ.
Đặc điểm
- Thứ nhất, chủ thể của quan hệ dịch vụ logistics gồm hai bên: người làm dịch vụ logistics và khách hàng. Đối với người làm dịch vụ phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ logistics. Đối với khách hàng là những người có hàng hóa cần gửi hoặc cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận. Khách hàng có thể là người vận chuyển hoặc thậm chí có thể là người làm dịch vụ logistics khác.
- Thứ hai, nội dung công việc của dịch vụ logistics rất đa dạng và phong phú bao gồm một chuỗi các dịch vụ từ khâu cung ứng, sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
- Thứ ba, dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí khác từ việc cung ứng dịch vụ.
- Thứ tư, hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận, theo đó một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hóa, còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ logistics là một hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận, mang tính chất đền bù.
Những tranh chấp hợp đồng logistic phổ biến hiện nay
- Tranh chấp hợp đồng logistics được hiểu là những xung đột, bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng.
- Các tranh chấp trong hợp đồng logistics phổ biến:
- Tranh chấp về xác lập hợp đồng giữa các bên. Theo quy định hợp đồng logistics có thể được giao kết nhiều hình thức khác nhau như bằng văn bản hoặc các hình thức tương đương bằng văn bản, hợp đồng miệng,… Tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng khó xác thực là hợp đồng miệng, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong việc có tồn tại hợp đồng hay không.
- Vi phạm nghĩa vụ hoặc cho rằng là vi phạm nghĩa vụ của một bên trong quan hệ hợp đồng. Bởi lẽ, mỗi bên tham gia hợp đồng đều có các quyền và nghĩa vụ được các bên thỏa thuận ghi nhận trong hợp đồng. Việc các bên vi phạm (hoặc có căn cứ cho rằng là vi phạm) điều khoản quyền và nghĩa vụ là một trong những tranh chấp phổ biến hiện nay.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng logistics
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng logistics
Để giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ logistics, các chủ thể tham gia trong hợp đồng có thể chọn các phương thức sau để giải quyết:
Hòa giải
- Hòa giải được hiểu là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
- Ở Việt Nam phương thức giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, thỏa thuận hòa giải được ưu tiên khi có tranh chấp xảy ra.
- Các cách thức được các bên lựa chọn hòa giải:
- Tự hòa giải: theo đó các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết cuối cùng mà không cần sự can thiệp của một bên khác.
- Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp được tiến hành hòa giải mà có sự hỗ trợ, giúp đỡ bên khác như Tòa án, Trọng tài.
- Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, Trọng tài trước khi đưa đơn khởi kiện.
- Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, Trọng tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn khởi kiện của một bên.
Giải quyết tranh chấp tại Trọng tài
- Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện. Theo Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010, điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài gồm:
- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài.
- Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
- Khi đã có đủ các điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng TTTM như có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực… thì các bên thực hiện các bước theo trình tự tố tụng trọng tài.
- Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
- Bị đơn nộp bản tự bảo vệ (theo Điều 35 Luật TTTM 2010)
- Thành lập Hội đồng trọng tài
- Hòa giải (theo Điều 58 Luật TTTM 2010)
- Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp (theo Điều 55 Luật TTTM 2010)
- Hội đồng trọng tài ra phán quyết
- Áp dụng trong trường hợp: các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài. Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hàng đối với các bên.
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án
- Giải quyết tranh chấp tại Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành. Và bản án của Tòa án sẽ được thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
- Thủ tục giải quyết căn cứ theo Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:
- Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này.
- Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng. Do đó, khi có tranh chấp, Tòa án sẽ xác định dựa vào luật mà các bên thỏa thuận áp dụng.
- Mức án phí xác định theo Danh mục mức án phí, lệ án phí được quy định tại Nghị quyết 326/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- Áp dụng trong trường hợp: khi phát sinh tranh chấp các bên có thể khởi kiện và đưa vụ án ra giải quyết tại Tòa án.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng logistics
Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu kiến thức pháp luật, Luật Long Phan sẽ hỗ trợ cho khách hàng những vấn đề sau:
- Tư vấn quy định của pháp luật về hợp đồng logistics.
- Tư vấn soạn thảo hợp đồng logistics.
- Bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi xảy ra tranh chấp hợp đồng.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ logistics
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho Quý khách hàng. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc khác hoặc muốn tìm hiểu thêm các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp, hãy liên hệ luật sư tư vấn qua số HOTLINE: 1900636387 để được cụ thể và nhanh chóng. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.