Điều khoản cơ bản trong hợp đồng xuất khẩu tiêu

Tiêu là loại nông sản có điều kiện bảo quản nghiêm ngặt, việc vận chuyển cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đối với hợp đồng xuất khẩu loại hàng này thường có nhiều rủi ro trong công đoạn vận chuyển, các bên cần có sự lưu ý đặc biệt khi thỏa thuận về phạm vi này. Để có góc nhìn toàn diện về các điều khoản cơ bản trong hợp đồng xuất khẩu tiêu, mời các bạn theo dõi bài viết của chúng tôi dưới đây.

hợp đồng xuất khẩu tiêu thường có nhiều rủi ro trong công đoạn vận chuyển

Hợp đồng xuất khẩu tiêu thường có nhiều rủi ro trong công đoạn vận chuyển

Đối tượng của hợp đồng xuất khẩu tiêu

Tiêu chuẩn của tiêu

Các tiêu chuẩn của tiêu trong hợp đồng được các bên thống nhất với nhau. Tại Việt Nam có quy định kỹ thuật đối với hạt tiêu đen tại Tiêu chuẩn TCVN 7036:2008.

Quy cách bảo quản

Tiêu phải được bảo quản ở nơi khô ráo, sạch sẽ. Khu vực lưu trữ hoàn toàn kín đáo, khô ráo, tiêu chuẩn cao và hoàn toàn cách ly với mùi, côn trùng cũng như động vật gặm nhấm.

Tiêu được đóng trong bao đay mới hoặc bao PP theo thỏa thuận của các bên.

Số lượng

Khi quy định về số lượng, điều đầu tiên là các bên giao kết hợp đồng cần lưu ý là phải có sự thống nhất về đơn vị tính số lượng của hàng hóa. Bởi lẽ trong kinh doanh quốc tế, người ta áp dụng nhiều loại hệ thống đo lường khác nhau.

>>>Xem thêm: Điều kiện giao hàng FAS trong hợp đồng thương mại

Giá trong hợp đồng

Đặt cọc

Bên mua sẽ đặt cọc cho bên bán một khoản tiền của hợp đồng và sẽ thỏa thuận thống nhất, sau khi nhận đủ hàng hay kiểm tra hàng đúng chất lượng thì bên mua sẽ trả số tiền còn lại cho bên bán.

Tổng giá trị hợp đồng

Các bên thống nhất số lượng, giá tiền của hàng hóa, sau đó tính tổng giá trị hợp đồng là bao nhiêu, ghi rõ bằng số và chữ.

Điều khoản thanh toán

Phương thức thanh toán

Trên thị trường, các bên mua bán thường thỏa thuận áp dụng các phương thức thanh toán phổ biến sau:

  • Phương thức thanh toán tiền mặt.
  • Phương thức thanh toán chuyển tiền.
  • Phương thức thanh toán nhờ thu.
  • Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

các bên tự thỏa thuận về phương thức thanh toán

Các bên tự thỏa thuận về phương thức thanh toán

Thời gian thanh toán

Các bên tự thỏa thuận về thời gian thanh toán đối với hợp đồng xuất khẩu tiêu. Tuy nhiên, có một số trường hợp có thỏa thuận khác được quy định tại Điều 55 Luật Thương mại 2005:

  • Bên mua thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan.
  • Bên mua thanh toán sau khi kiểm tra xong hàng hóa.

Đồng tiền thanh toán

Giá cả hàng hóa có thể được tính bằng tiền nước người bán, người mua hoặc nước thứ ba. Các đồng tiền được sử dụng phổ biến hiện nay là USD, EUR.

Điều khoản giao hàng

Thời điểm giao hàng

Các bên cần thỏa thuận rõ về nội dung này trong hợp đồng. Điều 37 Luật Thương mại 2005 có quy định về trường hợp chỉ thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. Nếu không thể ấn định được thời gian giao nhận hàng hóa, các bên có thể áp dụng một thời hạn giao hàng hợp lý.

Địa điểm giao hàng

Điều 35 Luật Thương mại 2005 và Điều 277 BLDS 2015 đều có quy định địa điểm giao hàng do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì địa điểm giao hàng là:

  • Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở.
  • Địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó.
  • Nếu như quá trình vận chuyển hàng hóa từ bên bán đến bên mua qua nhiều trung gian vận chuyển thì bên bán phải giao hàng cho bên trung gian vận chuyển đầu tiên đúng thỏa thuận. Sau khi bên bán giao hàng cho bên vận chuyển đầu tiên, mặc dù bên mua chưa nhận được hàng nhưng nghĩa vụ giao hàng của bên bán đã được thực hiện xong và mọi trách nhiệm sự hư hỏng hàng hóa sẽ do bên trung gian chịu.

Phương thức giao hàng

Trong điều khoản giao hàng, các bên thỏa thuận về phương thức giao hàng sau:

  • Giao hàng về số lượng: Xác định số lượng thực tế của hàng được giao bằng phương pháp cân, đo, đếm…
  • Giao về chất lượng: Việc kiểm tra hàng hóa về tính năng, công dụng, hiệu suất, kích thước và các chỉ tiêu khác để xác định sự phù hợp giữa chúng với quy định trong hợp đồng.
  • Giao nhận sơ bộ: Bước đầu xem xét hàng hóa, xác định sự phù hợp về số lượng, chất lượng của hàng hóa so với hợp đồng.
  • Giao nhận cuối cùng: Là việc xác nhận việc người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

>>>Xem thêm: Điều khoản cơ bản trong hợp đồng xuất khẩu hạt điều

Quyền và nghĩa vụ giữa các bên

Đối với bên bán

  • Giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
  • Giao hàng đúng địa điểm và vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận.
  • Đảm bảo cho bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng.
  • Cung cấp mọi thông tin cần thiết đối với việc bảo quản, sử dụng hàng hóa theo quy định hợp đồng.

Đối với bên mua

  • Có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận, giao thừa hàng.
  • Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận. Khi bên mua chấp nhận mua số hàng thừa thì phải thanh toán theo giá thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Tổ chức tiếp nhận nhanh, an toàn, dứt điểm từng lô hàng.

Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại

Điều 418 BLDS 2015 quy định phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. mức phạt vi phạm sẽ do các bên thỏa thuận, Điều 301 Luật Thương mại 2005 mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại theo khoản 3 Điều 418 BLDS 2015.

>>>Xem thêm: Điều khoản cơ bản  trong hợp đồng mua bán lúa gạo

Miễn trách nhiệm

Nếu vi phạm hợp đồng thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm, các bên trong hợp đồng không phải chịu trách nhiệm đối với vi phạm nghĩa vụ ấy. Các trường hợp sau đây sẽ được miễn trách nhiệm trong hợp đồng:

  • Do thỏa thuận của các bên.
  • Do sự kiện bất khả kháng.
  • Hành vi vi phạm của một bên là hoàn toàn do lỗi của bên kia.
  • Do quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều khoản bao bì, ký mã hiệu

Các bên thỏa thuận với nhau về chất lượng bao bì, phương thức cung ứng bao bì và giá cả bao bì.

Ký mã hiệu phải đáp ứng một số yêu cầu như viết bằng sơn hoặc mực không phai, không nhòe, có kích thước lớn, dễ đọc… Riêng đối với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam có quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu khá nghiêm ngặt, nếu vi phạm nội dung này người nhập khẩu có thể bị phạt khá nặng và hàng hóa có thể bị tái xuất. Do đó, trong hợp đồng nhập khẩu, người bán và người mua nên thống nhất với nhau về nội dung nhãn mác hàng hóa.

Giải quyết tranh chấp

Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng trước khi quyết định được lựa chọn một phương thức phù hợp nhất.

  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua thương lượng.
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải.
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua trọng tài.
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua tòa án.

(Điều 217 Luật Thương mại 2005)

Chấm dứt hợp đồng

Chấm dứt hợp đồng dân sự có thể hiểu là việc kết thúc, ngừng việc thực hiện các thỏa thuận mà các bên đã đạt được khi giao kết hợp đồng. Tùy trường hợp chấm dứt hợp đồng mà hậu quả pháp lý đối với các bên trong hợp đồng cũng khác nhau. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng được quy định tại Điều 422 BLDS 2015.

Hiệu lực hợp đồng

Theo khoản 1 Điều 401 BLDS 2015 thì hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết.Nếu các bên có thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm giao kết thì hợp đồng sẽ có hiệu lực vào thời điểm đó.

tùy vài từng trường hợp chấm dứt hợp đồng mà hậu quả pháp lý đối với các bên trong hợp đồng cũng khác nhau

Tùy vào từng trường hợp chấm dứt hợp đồng mà hậu quả pháp lý đối với các bên trong hợp đồng cũng khác nhau

Trên đây là bài viết về Điều khoản cơ bản trong hợp đồng xuất khẩu tiêu. Nếu bạn đọc có thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi qua số hotline 1900.63.63.87 để gặp TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG. Xin cảm ơn!

Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

Scores: 4.6 (69 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87