Cách xử lý chủ nhiệm dự án tắc trách gây tai nạn lao động chết người

Chủ nhiệm dự án tắc trách gây tai nạn lao động chết người có trách nhiệm cho những lỗi mà mình gây ra. Người sử dụng lao động và đặc biệt là người lao động thường quan tâm về cách thức, quy trình xử lý, phương án xử lý đối với người có lỗi gây chết người, đồng thời các quy định về trách nhiệm dân sự cũng như trách nhiệm hình sự về vấn đề này. Sau đây là các nội dung pháp lý mà Luật Long Phan PMT sẽ thông tin cho các bạn về vấn đề trên.

Cách xử lý chủ nhiệm dự án tắc tráchCách xử lý chủ nhiệm dự án tắc trách

Khi nào được xem là tai nạn lao động?

Căn cứ vào khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động (Luật ATVSLĐ) năm 2015 thì trường hợp được xem là tai nạn lao động là tai nạn:

  • Gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.
  • Xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Theo khoản 4 Điều 38 Luật ATVSLĐ 2015 thì người lao động bị tai nạn được bồi thường khi bị suy giảm từ 5% khả năng lao động trở lên.

>>> Xem thêm: Cách xác định tỷ lệ thương tật khi bị tai nạn lao động

Trách nhiệm đảm bảo an toàn trong lao động của chủ nhiệm dự án

Căn cứ vào khoản 18 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP năm 2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng thì người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm như sau:

  • Triển khai thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đã được chủ đầu tư chấp thuận; phối hợp với các bên liên quan thường xuyên rà soát kế hoạch tổng hợp về an toàn, biện pháp đảm bảo an toàn và đề xuất điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tế thi công xây dựng.
  • Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động của người lao động; quản lý số lượng người lao động làm việc trên công trường;
  • Khi phát hiện vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động phải có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời; quyết định việc tạm dừng thi công xây dựng đối với công việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; đình chỉ tham gia lao động đối với người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án;
  • Tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 06/2021/NĐ-CP năm 2021 thì nhà đầu tư có trách nhiệm lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có), thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình (nếu có) và các công việc tư vấn xây dựng khác

Như vậy, trách nhiệm đảm bảo an toàn trong lao động được đặt ra đối với chủ nhiệm dự án. Trách nhiệm pháp lý trước tiên được đặt ra đối với nhà thầu thi công giám sát xây dựng, phối hợp chủ đầu tư giám sát, xử lý, khắc phục hậu quả.

Xử lý chủ nhiệm dự án tắc trách gây tai nạn lao động chết người

Xử lý kỷ luật

Chủ nhiệm dự án có hành vi vi phạm thì theo khoản 1 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP bị lập biên bản vi phạm. Đồng thời tiến hành xử lý kỷ luật theo nội quy lao động với các hình thức kỷ luật như khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức, sa thải được quy định tại Bộ luật lao động 2019.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ vào khoản 1 Điều 295 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người thì chủ nhiệm dự án vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây chết người thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Theo khoản 1 Điều 298 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng thì truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ nhiệm dự án trường hợp vi phạm quy định về xây dựng dẫn đến chết người thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữu đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trách nhiệm hình sự đối với lỗi của chủ nhiệm dự án gây tai nạn lao động Trách nhiệm hình sự đối với lỗi của chủ nhiệm dự án gây tai nạn lao động

Trách nhiệm dân sự khi chủ nhiệm dự án tắc trách gây tai nạn lao động chết người

Đối với người sử dụng lao động

Căn cứ vào khoản 6 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 thì khi người lao động chết, hợp đồng lao động chấm dứt. Theo Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên đó là tiền lương mà người lao động chưa nhận và hoàn trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ của người lao động trong thời hạn 14 ngày làm việc, tùy từng trường hợp có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Căn cứ vào điểm b khoản 4 Điều 38 Luật ATVSLĐ 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động thì người lao động bị tử vong do tai nạn lao động không hoàn toàn do lỗi của mình thì được bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương cho nhân thân người lao động.

>>> Xem thêm: Tư vấn chế độ bồi thường trợ cấp khi xảy ra tai nạn lao động

Đối với chủ nhiệm dự án

Căn cứ vào khoản 1 Điều 90 Luật ATVSLĐ 2015 về xử lý vi phạm an toàn, vệ sinh lao động thì nếu chủ nhiệm dự án vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Quy dinh ve trach nhiem dan su doi voi chu nhiem du anQuy định về trách nhiệm dân sự đối với chủ nhiệm dự án

Tư vấn về vấn đề tai nạn lao động làm chết người

  • Tư vấn quy định pháp luật về bồi thường khi bị tai nạn lao động gây tử vong
  • Tư vấn thực hiện các thủ tục pháp lý
  • Luật sư tham gia tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
  • Luật sư tư vấn thu thập các tài liệu chứng cứ để yêu cầu bồi thường

Như vậy, trường hợp chủ nhiệm dự án tắc trách gây tai nạn lao động làm chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời còn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đối với người bị thiệt hại. Để có thể được tư vấn kỹ hơn về vấn đề pháp lý trong từng trường hợp cụ thể, khách hàng có thể liên hệ chúng tôi thông qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời và Luật sư Lao động tư vấn về các vấn đề lao động.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87